TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN TỨ KỲ

khoa y tế công cộng – dinh dưỡng và an toàn thực phẩm

1. Quá trình hình thành

Khoa y tế công cộng – dinh dưỡng và an toàn thực phẩm được thành lập theo quyết định số 1993/QĐ-UBND ngày 20/6/2018 của Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương về việc thành lập Trung tâm Y tế huyện Tứ Kỳ.

2. Nhân sự

3. Chức năng, Nhiệm vụ

– Xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch hoạt động về lĩnh vực Y tế công cộng và dinh dưỡng, an toàn vệ sinh thực phẩm.

– Thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường đối với các cơ sở y tế; vệ sinh và sức khỏe lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp, tai nạn thương tích; vệ sinh trong hoạt động mai táng, hỏa táng; giám sát chất lượng nước dùng cho ăn uống sinh hoạt và dinh dưỡng cộng đồng.

– Hướng dẫn chuyên môn, kỹ thuật về: Vệ sinh an toàn lao động, vệ sinh trường học, phòng, chống tai nạn thương tích, phòng, chống nhiễm độc hoá chất bảo vệ thực vật; xây dựng, sửa chữa và sử dụng các công trình vệ sinh; biện pháp xử lý các chất thải trên địa bàn.

– Giám sát vệ sinh nguồn nước sinh hoạt, điều kiện vệ sinh an toàn lao động điều kiện vệ sinh trường học; tổng hợp, theo dõi, đánh giá chất lượng và hiệu quả thực hiện các điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định về chuyên môn kỹ thuật đối với các cơ sở, cơ quan, tổ chức trên địa bàn.

– Lập hồ sơ vệ sinh lao động và tổ chức khám sức khoẻ định kỳ cho người lao động.

– Hướng dẫn thực hiện các quy định của pháp luật về an toàn vệ sinh thực phẩm và phổ biến kiến thức về dinh dưỡng cộng đồng cho các cơ quan, tổ chức trên địa bàn.

– Giám sát việc thực hiện các điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn.

– Thực hiện kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm đối với các cơ sở dịch vụ ăn uống thức ăn đường phố, các cơ sở sản xuất thực phẩm trên địa bàn; điều tra và triển khai các biện pháp phòng ngừa ngộ độc thực phẩm theo quy định.

– Phối hợp thực hiện “Tháng hành động vì chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm”.

– Triển khai thực hiện chương trình mục tiêu y tế quốc gia, các dự án liên quan về an toàn vệ sinh thực phẩm trên địa bàn.

– Triển khai thực hiện chương trình phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em; chương trình truyền thông giáo dục sức khỏe; quản lý các bệnh không lây, các bệnh xã hội.

–  Thực hiện quản lý sử dụng hiệu quả tài sản, trang  thiết bị được cấp.   Quản lý người làm việc tại khoa về đảm bảo kỷ luật, kỷ cương hành chính, quy tắc ứng xử, đạo đức nghề nghiệp theo các quy định hiện hành. Báo cáo thống kê theo quy định.

– Công tác đoàn thể, học tập, bồi dưỡng tham dự các hội nghị, nghị quyết.

– Thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn khác do Giám đốc giao.

4. Thế mạnh

5. Định hướng phát triển

6. Một số hoạt động