CHẢY MÁU MŨI

I. ĐẠI CƯƠNG

Mạch máu hốc mũi có nguồn gốc từ:

– Động mạch cảnh ngoài: tưới máu hốc mũi bởi hai động mạch:

+ Động mạch hàm tận cùng bởi động mạch bướm khẩu cái sau khi đi qua lỗ bướm khẩu cái ở phần sau của hốc mũi.

+ Động mạch mặt là nhánh của động mạch mạch cảnh ngoài.

– Động mạch cảnh trong: bởi động mạch sàng trước và sau, là các nhánh của động mạch mắt.

II. NGUYÊN NHÂN

– Cao huyết áp: thường chảy máu ở phía sau

– Chảy máu mũi vô căn ở người trẻ: thường ở vị trí điểm mạch. Phải đốt vùng giãn mạch để tránh chảy máu tái phát.

– Chảy máu do nguyên nhân nội tiết lúc dậy thì, có thai,..

– Chấn thương mặt, đặc biệt là gãy xương chính mũi

– Dị vật mũi ở trẻ em: phải nghĩ đến trước một chảy máu mũi một bên ở trẻ dưới 6 tuổi.

– Một số bệnh nhiễm trùng: thương hàn, sốt xuất huyết, cúm…

– U hốc mũi và u vùng mũi xoang: u lành hoặc u ác như ung thư mũi xoang.

III. CHẨN ĐOÁN

3.1. Chẩn đoán xác định

– Lâm sàng: chảy máu mũi từng giọt hay chảy liên tục từ hai hốc mũi, khám mũi trước tìm điểm chảy máu.

Dấu hiệu choáng mất máu: mạch nhanh, huyết áp tụt, da xanh tái, khát nước, lạnh các chi… khó thở.

Hỏi người nhà hoặc bệnh nhân để đánh giá lượng máu mất.

– Cận lâm sàng:

Xét nghiệm: CTM xác định mức độ mất máu, thời gian máu đông máu chảy, nhóm máu, đông máu cơ bản, tổng phân tích nước tiểu

Nội soi mũi, GOT, GPT, ure, creatinin test dengue,..

IV. TIÊU CHUẨN NHẬP VIỆN

– Chảy máu mũi từ mức độ vừa trở lên

– Hoặc chảy máu mũi mức độ ít nhưng tái phát nhiều lần

– Hoặc chảy máu mũi nghi ngờ do nguyên nhân toàn thân: tăng huyết áp, xơ gan, rối loạn đông máu hoặc bệnh về máu, sốt xuất huyết,…

V. ĐIỀU TRỊ

– Hồi sức trong trường hợp chảy máu nhiều: hồi sức dựa vào máu hoặc dung dịch cao phân tử

– Điều trị cơn cao huyết áp nếu có

– Điều trị tại chỗ:

+ Bóp chặt hai cánh mũi vào vách ngăn kéo dài tối thiểu 5 phút giúp cầm máu trong hầu hết các trường hợp

+ Nhét bấc mũi trước phải dùng kháng sinh trong suốt thời gian nhét bấc: betalactam, macrolid… Rút bấc sau 48 giờ vào buổi sáng để theo dõi chảy máu tái phát hoặc dùng que bông tẩm dung dịch tê niêm mạc (xylocain 5%) và naphtazoline đưa vào mũi vài phút trước khi nhét bấc để giảm đau

+ nhét  bấc mũi trước và mũi sau: chỉ định khi vẫn chảy máu khi nhét bấc mũi trước chặt.

+ Nâng sức đề kháng bổ sung Vitamin C.

VI. TIÊN LỰỢNG VÀ BIẾN CHỨNG

Mất máu cấp nếu không điều trị kịp thởi

VII. PHÒNG BỆNH

– Kiểm soát tốt huyết áp.

– tránh cho trẻ đút dị vật vào mũi

– Khám định kỳ tai mũi họng 6 tháng/lần phát hiện sớm u vùng mũi xoang.

VIII. TÀI LIỆU THAM KHẢO

1, BỘ Y TẾ. (2016). HƯỚNG DẪN CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ MỘT SỐ BỆNH LÝ TAI MŨI HỌNG. Quyết định số 5643/QĐ-BYT ngày 31/12/2015

2, Quy trình huyết học, CRP… Quyết định 2017/QĐ – BYT quyết định về việc ban hành tài liệu” Hướng dẫn quy trình huyết học – truyền máu – miễn dịch – di truyền – sinh học phân tử, Bộ y tế 2014”

3, Quyết định 320 – 2014/ QĐ/ BYT: Quyết định về việc ban hành tài liệu “ Hướng dẫn quy trình kỹ thuật chuyên ngành hóa sinh “/ 2014.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *