I. ĐẠI CƯƠNG
Vi rút Corona (CoV) là một họ vi rút ARN lớn, có thể gây bệnh cho cả động vật và con người
SARS-CoV-2 lây trực tiếp từ người sang người qua đường hô hấp (qua giọt bắn là chủ yếu) và qua tiếp xúc với các vật dụng bị ô nhiễm
II. NGUYÊN NHÂN
Do virus Corona
III. CHẨN ĐOÁN
3.1. Triệu chứng lâm sàng
* Giai đoạn khởi phát
– Thời gian ủ bệnh: từ 2-14 ngày, trung bình từ 5-7 ngày
– Triệu chứng: sốt, ho khan, mệt mỏi, đau họng, đau đầu, nghẹt mũi, chảy nước mũi, mất vị giác và khứu giác, buồn nôn, tiêu chảy, đau bụng…
* Giai đoạn toàn phát: Sau 4 – 5 ngày.
– Hô hấp: Ho, đau ngực, thở sâu, phổi thường không ral
– Tuần hoàn:
+ Đau ngực, mệt mỏi, khó thở, ho.
+ Sốc tim.
+ Rối loạn nhịp chậm hoặc nhanh, suy tim cấp và sốc tim do suy tim trái hoặc suy tim phải cấp, thuyên tắc động mạch phổi, tràn dịch màng ngoài tim, nhồi máu cơ tim cấp, sốc nhiễm khuẩn thứ phát do COVID-19, tâm phế cấp.2.3. Thận
– Tổn thương thận cấp : Người bệnh có thể thiểu niệu hoặc đái nhiều, nước tiểu có protein, đái máu vi thể hoặc đại thể, các biểu hiện của hội chứng ure máu cao ít gặp, nhưng thường nặng trên người bệnh đã có suy thận từ trước.
– Chẩn đoán AKI và mức độ dựa vào creatinin huyết tương và thể tích nước tiểu.
– Thần kinh
+ Nhồi máu não.
+ Viêm não màng não, thoái hoá não, viêm đa rễ và dây thần kinh như hội chứng Guillain Barre, bệnh não do COVID-19.
– Dạ dày-ruột
Vi rút xâm nhập vào tế bào dẫn tới viêm tế bào biểu mô làm giảm hấp thu, mất cân bằng bài tiết ở ruột và hoạt hóa hệ thống thần kinh của ruột, dẫn tới ỉa chảy
– Gan mật
Có thể có vàng da, suy gan, tăng men gan, suy gan cấp, hôn mê gan.
– Nội tiết
Tăng đường máu
– Huyết học
+ Huyết học: tăng đông, rối loạn đông máu
+ Mạch máu: có thể gặp huyết khối
– Da
Biểu hiện với ngứa, đau/bỏng rát ở da
* Giai đoạn hồi phục
– Người bệnh hết sốt, toàn trạng khá lên, tổn thương phổi tự hồi phục, có thể gặp mệt mỏi kéo dài.
– Những trường hợp nặng: Biểu hiện lâm sàng kéo dài, hồi phục từ 2 – 3 tuần, mệt mỏi kéo dài đến hàng tháng.
– Những trường hợp nguy kịch có thể phải nằm hồi sức kéo dài nhiều tháng, có thể tiến triển xơ phổi, ảnh hưởng tâm lý, yếu cơ kéo dài.
– Một số trường hợp sau nhiễm SARS-CoV-2, gặp các rối loạn kéo dài: xơ phổi, bệnh lý tự miễn, hội chứng thực bào…
3.2. Cận lâm sàng
– Công thức máu
– SHM: ure, creatinin, glucose, GOT, GPT, CRP, bilirubin, điện giải đồ
– Nước tiểu
– Đông máu cơ bản
– Xquang ngực thẳng
– Siêu âm
3.3. Chẩn đoán xác định
a) Là người có kết quả xét nghiệm dương tính với vi rút SARS-CoV-2 bằng phương pháp phát hiện vật liệu di truyền của virus (Realtime RT-PCR).
b) Là người có triệu chứng lâm sàng và có kết quả xét nghiệm kháng nguyên dương tính với vi rút SARS-CoV-2.
3.4. Chẩn đoán phân biệt
– Cần chẩn đoán phân biệt với viêm đường hô hấp cấp do các tác nhân hay gặp khác:
+ Vi rút cúm mùa (A/H3N2, A/H1N1, B), vi rút á cúm, virus hợp bào hô hấp (RSV), rhinovirus, myxovirus, adenovirus: xét nghiệm nhanh phát hiện kháng nguyên vi rút cúm A/B, H1N1, RSV… hoặc PCR đa mồi phát hiện các virus.
+ Hội chứng cảm cúm do các chủng coronavirus thông thường.
+ Các căn nguyên gây nhiễm khuẩn hay gặp, bao gồm các các vi khuẩn không điển hình như Mycoplasma pneumonia…
+ Các căn nguyên khác có thể gây viêm đường hô hấp cấp tính nặng như cúm gia cầm A/H5N1, A/H7N9, A/H5N6, SARS-CoV và MERS-CoV.
– Cần chẩn đoán phân biệt các tình trạng nặng của người bệnh (suy hô hấp, suy chức năng các cơ quan…) do các căn nguyên khác hoặc do tình trạng nặng của các bệnh lý mạn tính kèm theo.
IV. ĐIỀU TRỊ
4.1. Nguyên tắc điều trị
– Điều trị triệu chứng
– Nâng cao thể trạng
– Chống bội nhiễm
– Cách ly
4.2. Điều trị cụ thể
Mức độ Biện pháp | Người nhiễm không triệu chứng | Nhẹ | Trung bình | Nặng | Nguy kịch | ||
– Không giảm bão hòa oxy máu, SpO2 > 96% – Nhịp thở: 12-21 l/phút | – SpO2 94-96% thở khí phòng – Nhịp thở: 22- 30l/phút | – SpO2 < 94% thở khí phòng – Nhịp thở: > 30l/phút | Thỏa tiêu chuẩn ARDS hoặc cần cung cấp oxy > 6 l/ph để duy trì SpO2 > 92% | ||||
Molnupiravir | Không | Có | Có | Không | Không | ||
Corticoid | Không | Không | Không | Có | Có | ||
Thuốc chống đông | Không | Dự phòng nếu có nguy cơ | Liều dự phòng tăng cường | Điều trị | Dự phòng nếu kèm theo tăng đông Điều trị nếu không có giảm đông | ||
Xử trí hô hấp | Không | Không | Oxy kính | Thở oxy qua mặt nạ thường, mặt nạ có túi hoặc HFNC/NIV | Thở máy xâm nhập | ||
Kháng sinh | Không | Không | Chỉ định nếu có bằng chứng | Chỉ định nếu nghi ngờ có nhiễm khuẩn, nhiễm nấm | Chỉ định nếu nghi ngờ có nhiễm khuẩn, nhiễm nấm | ||
Lọc máu | Không | Không | Không | Loại bỏ cytokine x 3 – 5 ngày | Liên quan AKI, ECMO, hoặc suy đa tạng | ||
ECMO | Không | Không | Không | Chưa | Khi có chỉ định | ||
Chống sốc | – | – | – | – | Có | ||
Điều trị bệnh nền | Nếu có | Nếu có | Nếu có | Nếu có | Nếu có | ||
Dinh dưỡng | Có | Có | Có | Có | Có | ||
Vật lý trị liệu | Có | Có | Có | Có | Có | ||
Tâm lý liệu pháp | Có | Có | Có | Có | Có | ||
V. TIÊN LƯỢNG VÀ BIẾN CHỨNG
– Suy hô hấp cấp tiến triển.
– Ho ra máu, tràn dịch, tràn khí màng phổi.
– Huyết khối tắc mạch, viêm cơ tim, tắc mạch phổi, nhồi máu cơ tim, nhồi máu phổi.
– Suy thận cấp
– Nhồi máu não, viêm màng não, thoái hóa não.
– Suy gan cấp.
VI. PHÒNG BỆNH
– Tiêm phòng vắc xin
– Phát hiện sớm để cách ly ca bệnh
– Bảo đảm công tác kiểm soát nhiễm khuẩn.
VII. TIÊU CHUẨN NHẬP VIỆN
– Mắc covid từ mức độ trung bình trở lên
– Hoặc mức độ nhẹ nhưng không đủ điều kiện cách ly
VIII. TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Quyết định số 2671/QĐ-BYT ngày 26 tháng 6 năm 2023
Một số bài viết khác:
TẬP HUẤN PHÒNG CHỐNG BỆNH LAO, BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH VÀ HEN PHẾ QUẢN
TIÊU CHUẨN CHẤT LƯỢNG VỀ XỬ TRÍ ĐỘT QUỴ NÃO TẠI TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN TỨ KỲ
TIÊU CHUẨN CHẤT LƯỢNG VỀ XỬ TRÍ VIÊM PHỔI TRẺ EM
TIÊU CHUẨN CHẤT LƯỢNG VỀ XỬ TRÍ SỐT XUẤT HUYẾT TẠI TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN TỨ KỲ
QUY TRÌNH KỸ THUẬT KHÍ DUNG THUỐC GIÃN PHẾ QUẢN
QUY TRÌNH TIẾP ĐÓN NGƯỜI BỆNH