ĐIỀU TRỊ GÃY ĐẦU DƯỚI XƯƠNG CHÀY

I. ĐẠI CƯƠNG

Gãy Pilon (Pilon là từ tiếng Pháp có nghĩa là chày, một dụng cụ dùng để nghiền hoặc giã) là một chấn thương nghiêm trọng liên quan đến xương lớn ở chi dưới (xương chày), mà đường gãy sẽ đi vào diện khớp cổ chân.

II. NGUYÊN NHÂN

Do TNGT, TNSH, TNLĐ, Ngã cao, bạo lực…

III. CHẨN ĐOÁN

3.1. Chẩn đoán xác định

3.1.1. Lâm sàng

– Các biến dạng, dị dạng dễ nhận thấy

– Tình trạng da (rách hay lành)

– Mức độ xương nhô ra ngoài (nếu có)

– Đánh giá độ sưng và bầm tím

– Cảm giác bất ổn, đau

3.1.2. Cận lâm sàng

– Chụp MRI tủy cổ nếu nghi nghờ tổn thương chèn ép rể tủy cổ (do ngã cao)

– Điện cơ chi trên (nếu có)

– Chụp đầu dưới xương quay nếu có gãy xương quay củ

– Chụp X – quang tim phổi nếu bệnh nhân > 60 tuổi

– Xét nghiệm CTM, Đông máu, Glucose với BN > 50 tuổi. BMI > 25 và tiền sử đái tháo đường, SGOT, SGPT, Creatinin, tổng phân tích nước tiểu

– Điện giải đồ

– Điện tim

– Khảo sát X-quang không chuẩn bị thường được sử dụng để chẩn đoán tổn thương. Phương pháp này giúp xác định các vị trí gãy xương ở chi dưới kéo dài đến cổ chân. Chụp cắt lớp vi tính (CT Scan) cũng thường được chỉ định bổ sung để giúp hiển thị chính xác kiểu gãy xương đồng thời giúp bác sĩ phẫu thuật biết rõ về tính chất của chỗ gãy xương, thường rất khác nhau giữa bệnh nhân này và bệnh nhân khác.

3.2. Chẩn đoán phân biệt

– Gãy thân 2 xương cẳng chân (Mã ICD 10 – S82.7)

– Gãy đầu trên xương chày (Mã ICD 10 – S82.1)

IV. ĐIỀU TRỊ

4.1. Nguyên tắc, mục tiêu điều trị

– Nắn chỉnh phục hồi giải phẫu của xương

– Phục hồi lại chức năng vận động của chân

4.2. Điều trị cụ thể

4.2.1. Cấp cứu thì đầu

Sau khi khám, chẩn đoán sơ bộ và đánh giá sơ bộ tình trạng toàn thân (mạch, huyết áp, thở…), tại chỗ tiến hành sơ cứu.

– Chống Shock chấn thương.

+ Giảm đau toàn thân: theo phác đồ

+ Bồi phụ khối lượng tuần hoàn

+ Bất động tạm thời

– Truyền dịch: Truyền dịch mặn, Ringer lactac, dịch keo thay thế máu

4.2.2. Điều trị nội khoa

Bệnh nhân có thể được điều trị không phẫu thuật do chỗ gãy không di lệch hoặc do chống chỉ định phẫu thuật (nguy cơ cao). Phương pháp điều trị này bệnh nhân phải bó bột cẳng bàn chân 4-6 tuần, kiểm tra định kỳ bằng chụp XQ cẳng chân, tập phục hồi chức năng sau tháo bột. Tỷ lệ di lệch thứ phát cao, cal lệch, hiện nay ít sử dụng.

4.2.2 Điều trị ngoại khoa

Hầu hết bệnh nhân bị gãy Pilon đều được điều trị bằng phẫu thuật bằng dụng cụ kết hợp xương.

– Chỉ định:

+ Tổn thương tại diện khớp di lệch

+ Điều trị bảo tồn thất bại

+ Diện gẫy di lệch trong ngoài > 100

– Thuốc sau phẫu thuật:

+ Kháng sinh: theo phác đồ

+ Kháng viêm giảm đau NSAID: Meloxicam, Diclofenac…

+ Giảm đau: Acetaminophen +/-Codein, Tramadol…

+ Chống phù nề: Alphachymotrypsin, Senrathiopeptidase…

+ Canxi, Vitamine C, D3, …

– Chăm sóc, theo dõi sau phẫu thuật

+ Sau mổ bệnh nhân nằm gác chân cao.

+ Thay băng thì đầu 24 giờ sau mổ.

+ Rút dẫn lưu trong 48 giờ.

+ Cắt chỉ sau phẫu thuật > 10 ngày

– Xử trí tai biến:

+ Chảy máu vết mổ: băng ép hoặc khâu tăng cường tại vị trí vết mổ.

+ Rối loạn dinh dưỡng: gác cao chân, trườm lạnh, thuốc chống phù nề, tăng cường dinh dưỡng toàn thân.

+ Nhiễm trùng: thay băng hàng ngày, nuôi cấy dịch vết mổ, có thể cần thiết thay kháng sinh theo kháng sinh đồ.

+ Thường xuyên theo dõi xương bằng XQ và các xét nghiệm CLS cần thiết khác.

+ Tập vận động thụ động và vận động sớm các khớp tránh teo cơ.

+ Tùy theo vị trí gãy, phương tiện kết xương, độ vững của kết xương cho bệnh nhân tỳ sớm hay muộn:

– Chế độ dinh dưỡng:

+ Ăn đảm bảo đủ chất theo chế độ ăn bệnh lý.

4.3. Điều trị dự phòng

Cần giáo dục cộng đồng sơ cứu tại chỗ và bất động gãy xương tốt các trường hợp gãy xương để hạn chế các biến chứng trong gãy xương. Đối với các tuyến y tế cơ sở cần chẩn đoán sớm, xử lý đúng và chuyển lên tuyến y tế chuyên khoa điều trị sớm để giảm thiểu các biến chứng do gãy 2 xương cẳng chân. Nắn chỉnh tạm thời đặt nẹp bột cẳng bàn chân để tránh di lệch ổ gãy, tránh tổn thương mạch máu thần kinh và sốc chấn thương.

V. TIÊN LƯỢNG VÀ BIẾN CHỨNG

– Tiên lượng: Tiên lượng tốt ở nhưng bệnh nhân gẫy kín, không di lệch, ít di lệch, không có tổn thương mạch thần kinh, tiên lương xấu ở những bệnh nhân gẫy hở, đến muộn, di lệch nhiều, tổn thương phần mềm nhiều, mạch, thần kinh.

– Biến chứng: cứng khớp, khớp giả, cal lệch, tổn thương gân, rối loạn dinh dưỡng.

VI. PHÒNG BỆNH

An toàn trong sinh hoạt, lao động

VII. TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Phùng Ngọc Hòa. Gãy hai xương cẳng chân. Bài giảng bệnh học ngoại khoa tập 1. Nhà xuất bản y học, 2016.
  2. Nguyễn Đức Phúc. Gãy hai xương cẳng chân. Chấn thương chỉnh hình. Nhà xuất bản y học.
  3. Phác đồ điều trị Bộ y tế 2016. Quy trình chuyên môn phẫu thuật gãy 1/3 giữa 2 xương cẳng chân ở người lớn. Một số kỹ thuật cơ bản trong chấn thương chỉnh hình
  4. Sách chấn thương chỉnh hình nhà xuất bản y học 2020

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *