ĐIỀU TRỊ GÃY THÂN XƯƠNG ĐÙI

I. ĐẠI CƯƠNG

Gãy thân xương đùi là gãy đoạn giới hạn ở dưới khối mấu chuyển đến trên khối lồi cầu xương đùi

II. NGUYÊN NHÂN

Do tác động tực tiếp hoặc gián tiếp bởi các nguyên nhân sau:  TNGT, TNLĐ, TNSH, bạo lực,

Gãy xương bệnh lý, sơ sinh do đỡ đẻ thô bạo

III. CHẨN ĐOÁN

3.1. Chẩn đoán xác định

3.1.1. Lâm sàng

– Toàn thân: Có thể có Shock, choáng do đau và mất máu. Biểu hiện mặt nhợt nhạt, da xanh tái, vã mồ hôi lạnh, mạch nhanh nhỏ, huyết áp tụt, thở nhanh.

– Cơ năng:

+ Bất lực vận động chủ động: không nhấc được gót chân lên khỏi mặt giường, không gấp được khớp gối.

+ Đau chói vùng đùi bên bị gãy.

– Thực thể

+ Nhìn biến dạng chi, sưng nề bầm tím.

+ Sờ có điểm đau chói.

+ Chiều dài chân gãy ngắn hơn so với bên lành.

+ Lạo xạo xương và cử động bất thường.

3.1.2. Cận lâm sàng

– X-Quang: Chụp bình diện thẳng- bên xương đùi, tìm các tổn thương kèm theo ở vùng háng và gối, phải luôn chụp đầu trên và dưới xương đùi; chụp khung chậu.

– CT ngực.

– Siêu âm mạch nếu nghi ngờ tổn thương mạch máu.

– Xét nghiệm CTM- Đông máu – Glucose với BN > 50 tuổi. BMI >25 và tiền sử đái tháo đường – SGOT-SGPT – Creatinin – Nhóm máu.

– Điện giải đồ.

– Điện tim: nghi ngờ nhồi máu phổi.

– Nước tiểu.

– Đo độ loãng xương BN > 60 tuổi.

3.1.3. Chẩn đoán phân biệt

– Gãy liên mấu chuyển xương đùi.

– Phân biệt mức độ gẫy.

– Gãy lồi cầu và liên lồi cầu xương đùi.

– Chạm thương phầm mềm ở đùi: đùi sưng to, nề chân vẫn cử động được, x-quang không có gãy xương Dựa vào hình ảnh X- Quang để chẩn đoán phân biệt.

3.2. Tiêu chuẩn nhập viện

Gãy thân xương đùi người lớn di lệch, có mảnh rời, gãy hở, gãy có biến chứng chèn ép, tắc mạch, tổn thương thần kinh.

IV. ĐIỀU TRỊ

4.1. Nguyên tắc điều trị

– Phục hồi về giải phẫu và chức năng.

– Tập vận động sớm tránh teo cơ cứng khớp

4.2. Điều trị cụ thể

4.2.1. Sơ cứu

– Sau khi khám, chẩn đoán sơ bộ và đánh giá sơ bộ tình trạng toàn thân (mạch, huyết áp, thở…), tại chỗ tiến hành sơ cứu;

– Chống Shock chấn thương:

+ Bồi phụ khối lượng tuần hoàn.

+ Giảm đau toàn thân; Theo phác đồ.

+ Nẹp cố định tạm thời Ngực-chậu-lưng chân bằng 3 nẹp gỗ; Nẹp phía ngoài và phía sau từ dưới nách đến bàn chân, nẹp mặt trong từ nếp nằn bẹn đến bàn chân.

+ Truyền dịch: Truyền dịch mặn, Ringer lactac, dịch keo thay thế máu…

4.2.2. Điều trị nội khoa

– Chỉ định tùy theo vị trí, hình thái, mức độ gãy, thể trạng bệnh nhân.

+ Gãy vững.

+ Trẻ em dưới 6 tuổi.

+ Người có bệnh mạn tính, già yếu không thể phẫu thuật được.

– Chống chỉ định

+ Gãy hở xương đùi.

+ Gãy xương có biến chứng mạch máu, thần kinh.

+ Gãy mất vững xương đùi ở trẻ lớn và người lớn.

– Phương pháp:

+ Bó bột hoặc đeo nẹp

+ Xuyên đinh kéo liên tục.

4.2.3. Điều trị ngoại khoa

– Chỉ định:

+ Gãy mất vững.

+ Gãy hở.

+ Gãy xương có kèm theo biến chứng.

+ Điều trị bảo tồn thất bại.

+ Thể trạng và các chỉ số lâm sàng, cận lâm sàng đủ điều kiện thực hiện cuộc phẫu thuật.

– Chống chỉ định:

+ Trẻ em < 6 tuổi.

+ Thể trạng không chịu được phẫu thuật.

* Phương pháp phẫu thuật

– Kết xương bên trong

+ Chỉ định: Trong trường hợp gãy kín xương đùi, gãy hở độ I, II đến sớm, khớp giả xương đùi.

+ Chống chỉ định:

Gãy hở đến muộn, Gãy kín trên bệnh nhân có viêm xương đùi.

Gãy 1/3 dưới thân xương đùi: Phẫu thuật Nẹp vít AO, nẹp khóa.

– Kết xương bằng khung cố định ngoại vi

+ Chỉ định:

Gãy hở độ III.

Gãy hở do hỏa khí.

Gãy hở độ I, II đến muộn.

Gãy kín thân xương đùi trên bệnh nhân có viêm xương đùi.

– Thuốc sau phẫu thuật

+ Kháng sinh: Theo phác đồ, một số trường hợp nếu có nhiễm trùng thì sử dụng kháng sinh theo kháng sinh đồ

+ Kháng viêm giảm đau NSAID: Meloxicam, Diclofenac…

+ Giảm đau: Acetaminophen +/-Codein, Tramadol…

+ Chống phù nề: Alphachymotrypsin, Senrathiopeptidase…

+ Canxi, Vitamine C, D3, …

* Trường hợp nếu có nguy cơ nhiễm trùng cao thì phối hợp:

  • Ciprofloxacin (Ciprobay) 200mg/100ml TMC, sau khi ổn định chuyển sang dạng uống.
  • Metronidazole 500mg/100ml…

* Một số trường hợp nếu có nhiễm trùng thì sử dụng kháng sinh theo kháng sinh đồ.

+ Truyền dịch; bù nước điện giải, dinh dưỡng nâng cao thể trạng.

+ Truyền máu, Huyết tương, dung dịch thay thế máu.

+ Các loại thuốc chống phù nề, giúp nhanh liền xương.

+ Thuốc điều trị các bệnh phối hợp theo chuyên khoa (nếu có).

– Chế độ chăm sóc.

+ Sau mổ bệnh nhân nằm gác chân cao, nẹp bất động.

+ Thay băng thì đầu 24 giờ sau mổ.

+ Rút dẫn lưu sau 48 giờ.

+ Cắt chỉ sau phẫu thuật > 10 ngày.

+ Thường xuyên theo dõi xương bằng XQ và các xét nghiệm CLS cần thiết khác. + Tập vận động thụ động và vận động sớm các khớp tránh teo cơ.

+ Tùy theo vị trí gãy, phương tiện kết xương, độ vững của kết xương cho bệnh nhân tỳ sớm hay muộn:

  • Với thân xương tập tỳ sớm sau mổ khoảng 5 tuần.
  • Với các gãy đầu xương tập tỳ sau 8 tuần

– Chế độ dinh dưỡng:

+ Ăn đảm bảo đủ chất theo chế độ ăn bệnh lý.

+ Tăng cường chất xơ.

V. ĐIỀU TRỊ DỰ PHÒNG

– Tuyên truyền giáo dục trong cộng đồng về luật giao thông và an toàn lao động.

– Cần giáo dục cộng đồng sơ cứu tại chỗ và bất động gãy xương tốt các trường hợp gãy xương để hạn chế các biến chứng trong gãy xương và choáng.

– Đối với tuyến cơ sở cần chẩn đoán sớm, xử lý đúng và chuyển lên tuyến y tế chuyên khoa điều trị sớm đẻ giảm thiểu các biến chứng do gãy thân xương đùi.

– Hướng dẫn bệnh nhân tập luyện phục hồi chức năng sau điều trị.

VII. TIÊU CHUẨN XUẤT VIỆN.

Vết mổ khô, không sưng nề, tụ dịch,

Chụp lại film x-q: KHX thẳng trục

VIII. TIÊN LƯỢNG VÀ BIẾN CHỨNG

– Tiên lượng: diễn biến bình thường, nếu được điều trị tốt xương đùi sẽ liền sau 3 tháng, phục hồi vận động sau 4-5 tháng.

– Biến chứng.

+ Toàn thân:

Sớm: shock: do mất máu, đau. Tắc mạch do mỡ: mỡ trong tủy trong các xoang tĩnh mạch chảy vào máu gây tắc mạch phổi.

Muộn: viêm phổi, viêm đường tiết liệu, loét các điểm tỳ do nằm bất động lâu.

+ Tại chỗ:

Sớm: Tổn thương mạch máu thần kinh do đầu xương gãy chọc vào hay gặp ở gãy 1/3 dưới xương đùi. Đầu xương chọc ra ngoài gây gãy hở xương.

Muộn: Chậm liền xương, khớp giả. Liền lệch, vẹo, gập góc, chồng, xoay → thay đổi điểm tì của các khớp. Teo cơ cứng khớp gối do bất động lâu ngày nếu điều trị bằng nắn chỉnh bó bột.

IX. PHÒNG BỆNH

– Tuyên truyền và giáo dục trong cộng đồng về luật giao thông và an toàn lao động.

– Đối với các tuyến y tế cơ sở cần chẩn đoán sớm, xử lý đúng và chuyển lên tuyến y tế chuyên khoa điều trị sớm để giảm thiểu các biến chứng.

– Giáo dục cho bệnh nhân tập luyện phục hồi chức năng sau điều trị.

X. TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Phác đồ điều trị bệnh viện Chấn thương chỉnh hình nhi đồng 1,2
  2. Gãy thân xương đùi, tài liệu trung tâm chấn thương chỉnh hình thành phố Hồ Chí Minh
  3. Gãy thân xương đùi, và gãy xương chân chi dưới” tài liệu trung tâm chấn thương chỉnh hình thành phố Hồ Chí Minh, số 5
  4. Nguyễn Văn Quang “Gãy thân xương đùi: bài giảng bệnh học chấn thương chỉnh hình và phục hồi chức năng
  5. Tài liệu hướng dẫn quy trình kỹ thuật ngoại khoa chuyên khoa Chấn thương chỉnh hình 2017
  6. Kỹ yếu chấn thương chỉnh hình thành phố Hồ Chí Minh lần thứ 24 năm 2017

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *