QUY TRÌNH NỘI SOI THỰC QUẢN – DẠ DÀY- TÁ TRÀNG CÓ DÙNG THUỐC TIỀN MÊ

1. ĐẠI CƯƠNG

Soi thực quản – dạ dày – tá tràng là đưa ống soi dạ dày qua đường miệng, họng đến thực quản rồi xuống dạ dày và tá tràng nhằm mục đích chẩn đoán và điều trị những bệnh lý của thực quản, dạ dày và tá tràng khi người bệnh được tiền tiền mê. Giúp bệnh nhân có dễ chịu thuận lợi trong quá trình thực hiện thủ thuật.

2. CHỈ ĐỊNH

Nội soi nội soi thực quản-dạ dày-tá tràng gây mê được áp dụng cho những trường hợp sau:

– Chỉ định soi thực quản-dạ dày-tá tràng chẩn đoán: Chẩn đoán bệnh ở thực quản, dạ dày, tá tràng như: viêm, loét, ung thư, polyp, chảy máu, nuốt dị vật…

– Chỉ định soi thực quản-dạ dày-tá tràng điều trị: Tiêm cầm máu, lấy dị vật, cắt polyp, thắt tĩnh mạch thực quản, sinh thiết chẩn đoán ung thư…

– Chỉ định soi thực quản-dạ dày-tá tràng theo dõi: Theo dõi ổ loét, theo dõi sau cắt polip…

– Bệnh nhân lo lắng, dễ kích thích vùng hầu họng.

3. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

3.1. Chống chỉ định tuyệt đối

– Bệnh nhược cơ.

– Ứ đọng đờm, suy hô hấp.

– Nhiễm độc rượu cấp.

– Glaucom góc đóng.

– Các trường hợp chống chỉ định của nội soi thực quản – dạ dày – tá tràng.

– Bệnh nhi dưới 3 tuổi.

– Suy tim mất bù.

3.2. Chống chỉ định tương đối

– Bệnh phổi mạn tính, suy gan suy thận mất bù.

– Chấn thương sọ não, tăng áp lực nội sọ.

– Trầm cảm.

– Có thai.

4. CHUẨN BỊ

4.1. Người thực hiện:

– 1 bác sĩ gây mê.

–  1 phụ gây mê.

4.2. Phương tiện

– Hệ thống oxy.

– Máy hút.

– Máy monitor theo dõi nhịp tim, huyết áp, SpO2.

– Hệ thống thở oxy kính, mặt nạ oxy, bóng Ambu.

– Dịch truyền Natriclorua 0,9%, Glucose 5%, dịch cao phân tử…

– Bơm tiêm các loại, ống nội khí quản các cỡ, dây oxy, dây hút….

– Đèn ống đặt nội khí quản, bộ mở khí quản nhanh, bộ đặt nội khí quản nhanh.

– Vật tư tiêu hao.

+ Bơm 5 ml x 1 cái, bơm 10 ml x 1 cái, kim lấy thuốc x 1 cái, dây truyền x 1 bộ, kim luồn x 1 cái, dây thở oxy giọng kính x 1 cái, găng khám x 2 đôi.

– Thuốc:

+ Propofol 10 mg/ml x 2 ống.

+ Midazolam, ống 5mg/ 1ml x 1 ống.

+ Fentanyl, ống 100 mg/10 ml x 2 ống.

+ thuốc cấp cứu: Naloxon, Atropin ống 0,25mg, Ephedrin, Phenyldrin, Solumedron, Adrenalin…

4.3. Người bệnh

– Nhịn ăn tối thiểu 6 giờ trước nội soi. Người bệnh phải được khám tiền mê và giải thích kỹ về lợi ích và tai biến của kỹ thuật và đồng ý ký cam kết soi.

– Nếu người bệnh nội trú phải có bệnh án.

4.4. Thời gian thực hiện kỹ thuật: 60 phút.

4.5. Địa điểm thực hiện kỹ thuật: phòng nội soi tiêu hoá

4.6. Kiểm tra hồ sơ

a) Kiểm tra người bệnh: Đánh giá tính chính xác của người bệnh: đúng người bệnh, đúng chẩn đoán, đúng vị trí cần thực hiện kỹ thuật…

b) Thực hiện bảng kiểm thủ thuật.

c) Đặt tư thế BN.

5. TIẾN HÀNH QTKT

Bước 1: Chuẩn bị và kiểm tra các phương tiện trang thiết bị thuốc men.

Bước 2: Người bệnh được đặt đường truyền tĩnh mạch ngoại biên bằng Natriclorua 0,9% hoặc Glucose 5%, thở Oxy kính 3l/ phút, mắc monitor theo dõi.

Bước 3:  Đặt tư thế bệnh nhân phù hợp với kỹ thuật soi

Bước 4: Tiêm thuốc ngủ cho bệnh nhân Presofol liều khởi điểm là 1 đến 1,5 mg/ kg cân nặng hoặc midazolam…. sau đó soi tiêm chậm  đến khi người bệnh đã mất phản xạ mắt – mi bắt đầu làm thủ thuật duy trì bệnh nhân ngủ đến khi thực hiện thủ thuật xong. Quá trình nội soi có thể thêm thuốc giảm đau (nếu cần).

Bước 5, Khi thực hiện xong kỹ thuật soi chuyển bệnh nhân về phòng hồi tỉnh, theo dõi đến khi tỉnh táo hoàn toàn. Dặn dò cú ý sau gây mê, bàn giao cho khoa phòng.

6. KẾT THÚC QUY TRÌNH

– Theo dõi đến khi bệnh nhân tỉnh táo hoàn toàn.

– Hoàn thiện ghi chép hồ sơ bệnh án, lưu hồ sơ.

– Bàn giao người bệnh cho bộ phận tiếp theo.

7. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN

7.1. Theo dõi

– Nhịp tim chậm.

– Suy hô hấp.

– Người bệnh không được vận hành máy móc, lái xe trong vòng ít nhất 12 giờ sau khi dùng thuốc.

7.2. Xử trí tai biến

– Các tác dụng không mong muốn do dùng thuốc tiền mê:

+ Nhịp tim chậm dưới 50 lần/ phút. Tiêm Atropin 0,25 mg x 2 ống tĩnh mạch.

+ Suy hô hấp: Dừng thủ thuật, dừng tiêm thuốc mê tiến hành bóp bóng oxy qua ambu đặt ống nội khí quản nếu cần. Nếu do tác dụng phụ của opioid thì tiêm Naloxon.

+ Hạ HA dùng thuốc vận mạch.

8. TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Quyết định 3805/QĐ-BYT ngày 25/09/2014, về việc ban hành tài liệu “Hướng dẫn quy trình kỹ thuật nội khoa chuyên ngành tiêu hoá”.
  2. Quyết định 3916/QĐ-BYT ngày 28/08/2017, về việc phê duyệt các hướng dẫn kiểm soát nhiễm khuẩn trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
  3. Căn cứ Quyết định 3023/QĐ-BYT, ngày 28/07/2023 của Bộ Y Tế về việc ban hành “Đề cương tài liệu chuyên môn Hướng dẫn quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh”.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *