SỎI NIỆU QUẢN

I. ĐẠI CƯƠNG

– Đa số sỏi niệu quản di chuyển từ thận xuống sẽ được tông xuất ra ngoài theo đường tự nhiên. Một số còn lại sẽ dừng lại ở một số đoạn hẹp của niệu quản.

– Sỏi niệu quản có thể hình thành tại chỗ do có dị dạng và biến đổi giải phẫu bất thường của niệu quản (niệu quản đôi, niệu quản chạy sau tĩnh mạch chủ).

– Sỏi niệu quản có thể xuất hiện sau tán sỏi ngoài cơ thể, sau tán sỏi thận qua da.

II. NGUYÊN NHÂN

– Sỏi từ trên thận rơi xuống kẹt ở niệu quản

– Niệu quản bị dị dạng

* Phân loại

– Sỏi niệu quản 1/3 trên

– Sỏi niệu quản 1/3 giữa

– Sỏi niệu quản 1/3 dưới

III. CHẨN ĐOÁN

3.1. Chẩn đoán xác định

3.1.1. Lâm sàng

– Cơ năng:

+ Đau hông lưng âm ỉ, hoặc có cơn đau quặn thận dữ dội, đau lan sau lưng, xuống hạ vị, tiểu máu, tiểu rắt, buốt.

+ Bệnh nhân có thể có sốt, đái ra sỏi.

+ Cơn đau quặn thận: đau dữ dội từ vùng thắt lưng, gây co thắt, co cứng vùng thắt lưng. Cơn đau lan từ hố sườn thắt lưng dọc theo đường đi của niệu quản xuống tới bộ phận sinh dục ngoài.

– Thực thể:

+ Bụng mềm, nắn đau vùng hố thận, lan sau lưng, xuống hạ vị

+ Chạm thận có thể dương tính trong trường hợp thận giãn to

+ Ấn điểm niệu quản trên, giữa đau

+ Phản ứng thành bụng âm tính

3.1.2. Cận lâm sàng

  • Xét nghiệm công thức máu
  • Sinh hóa máu: GOT, GPT, ure, glucose, creatinine
  • Xét nghiệm nước tiểu, CRP
  • Siêu âm ổ bụng – hệ tiết niệu
  • X-quang bụng đứng không chuẩn bị
  • Chụp cắt lớp vi tính ổ bụng, thận, niệu quản
  • Chụp bể thận niệu quản ngược dòng, UIV, MRI

3.2. Chẩn đoán phân biệt

  • Thủng dạ dày (K25.0)
  • Viêm tụy cấp (K85)
  • Viêm túi mật (K81)
  • U nang buồng trứng xoắn
  • Viêm ruột thừa (K35)

3.3. Tiêu chuẩn nhập viện

Bệnh nhân được khám và chẩn đoán cơn đau quặn thận do sỏi niệu quản

IV. ĐIỀU TRỊ

4.1. Nguyên tắc điều trị

  • Lấy sạch sỏi: ưu tiên phương pháp ít xâm lấn.
  • Giải quyết cấp cứu tình trạng shock nhiễm trùng và suy thận cấp
  • Phục hồi chức năng thận.

4.2. Điều trị cụ thể

4.2.1. Điều trị nội khoa

  • Trợ sức, truyền dịch: Natriclorid 0,9%, Ringger Lactat
  • Giảm đau, hạ sốt (nếu có) theo phác đồ
  • Giãn cơ trơn tiết niệu: Nospa, papaverin
  • Kháng sinh dự phòng nhiễm khuẩn tiết niệu theo phác đồ
  • Cho bệnh nhân uống nhiều nước

4.2.2. Điều trị ngoại khoa

* Nguyên tắc: trong tán sỏi nội soi hoặc tán sỏi ngoài cơ thể phải điều trị hết nhiễm khuẩn niệu trước tán sỏi.

* Trường hợp sỏi niệu quản 1/3 trên

  • Tán sỏi ngoài cơ thể (ESWL)
  • Tán sỏi nội soi (URS)
  • Nội soi sau phúc mạc lấy sỏi.
  • Mổ mở.

* Trường hợp sỏi niệu quản 1/3 giữa

  • Tán sỏi nội soi (URS)
  • Nội soi sau phúc mạc lấy sỏi.
  • Mổ mở.

* Trường hợp sỏi niệu quản 1/3 dưới

  • Tán sỏi ngoài cơ thể (SWL)
  • Tán sỏi nội soi (URS)
  • Mổ mở

* Những trường hợp sỏi niệu quản có chỉ định ngoại khoa cấp cứu: thường có tình trạng nặng như shock nhiễm trùng, suy thận.

  • Sỏi niệu quản trên thân độc nhất gây bế tắc, nhiễm trùng, suy thận.
  • Sỏi niệu quản 2 bên gây bế tắc, nhiễm trùng, suy thận.
  • Xử trí: – Hồi sức chống shock
  • Chạy thận nhân tạo trước mổ

* Phương pháp điều trị ngoại khoa:

  • Đặt thông JJ cấp cứu
  • Mở thận ra da cấp cứu
  • Mổ mở lấy sỏi.

* Chăm sóc hậu phẫu

  • Truyền dịch, trợ sức: Natriclorid 0,9%, Ringger Lactat, Glucose 5%, đạm
  • Kháng sinh theo phác đồ
  • Giảm đau theo phác đồ
  • Siêu âm kiểm tra lại ổ bụng – hệ tiết niệu
  • Xét nghiệm công thức máu, hóa sinh máu kiểm tra chức năng thận

V. TIÊN LƯỢNG VÀ BIẾN CHỨNG

5.1. Tiên lượng

  • Nhẹ: Sỏi nhỏ, điều trị nội khoa sỏi xuống được bang quang
  • Nặng: Sỏi to, điều trị nội khoa không hiệu quả, có chỉ định phẫu thuật

5.2. Biến chứng

  • Viêm đài bể thận, nhiễm khuẩn tiết niệu
  • Suy thận
  • Hẹp niệu quản
  • Shock nhiễm trùng

VI. PHÒNG BỆNH

– Bổ sung đầy đủ nước cho cơ thể: Đối với người bệnh có tiền sử sỏi thận, bạn nên thải ra ngoài cơ thể khoảng 2,5 lít nước tiểu mỗi ngày. Nước tiểu màu vàng nhạt và trong là dấu hiệu cơ thể đã được cung cấp đủ nước.

– Hạn chế bổ sung các loại thực phẩm chứa nhiều canxi oxalat như phô mai, sữa, nước chè đặc, củ cải, đậu bắp.

– Hạn chế ăn muối, protein động vật: Trong bữa ăn hàng ngày, bạn nên giảm lượng muối, chọn nguồn đạm có nguồn gốc từ thực vật như nấm, các loại đậu…

– Cẩn trọng khi bổ sung canxi: Canxi trong thức ăn thường không ảnh hưởng tới nguy cơ sỏi thận. Do đó, bạn vẫn có thể tiếp tục bổ sung các loại thực phẩm giàu canxi, chỉ trừ các trường hợp bác sĩ khuyến cáo không nên. Vì khi cơ thể bị thiếu canxi rất dễ dẫn tới các bệnh lý liên quan tới xương khớp.

VII. TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Phẫu thuật ít xâm hại trong tiết niệu học – TĐHYD TPHCM – Nhà Xuất Bản Y Học 2006
  2. Bệnh học tiết niệu – hội tiết niệu thận học Việt Nam- nhà xuất bản Y Học 2007
  3. Bệnh học ngoại cho sau đại học – Nhà xuất bản Y học 2008

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *