I. ĐẠI CƯƠNG
– Tăng kali máu là 1 rối loạn điện giải thường gặp trong khoa hồi sức tích cực.Có thể gây tử vong nếu không được xử trí kịp thời.
– Kali máu bình thường từ 3,5-5,0 mmol/l
– Tăng khi kali > 5mmol/l
II. NGUYÊN NHÂN
– Tăng kali máu do tăng đi vào
+ Truyền máu
+ Truyền hoặc uống kali
– Tăng kali máu do tăng chuyển từ trong tế bào ra ngoài tế bào
+ Toan chuyển hóa
+ Do hủy hoại tế bào (Tiêu cơ vân, tan máu, bỏng…)
– Tăng kali máu do giảm bài tiết kali
+ Suy thận
+ Bệnh lý ống thận: Toan ống thận typ IV
+ Suy thượng thận
– Thuốc: Lợi tiểu giữ kali, ức chế men chuyển, chống viêm không steroid, succinylcholine…
III. CHẨN ĐOÁN
3.1. Chẩn đoán xác định
– Dấu hiệu lâm sàng: Khi có biểu hiện lâm sàng bệnh nhân đã ở trong tình trạng nguy kịch như: loạn nhịp nhanh, rung thất, ngừng tuần hoàn.
– Dấu hiệu trên điện tim:
+ Nhẹ: sóng T cao nhọn đối xứng,biên độ ≥ 2/3 sóng R ở chuyển đạo trước tim.
+ Vừa và nặng: khoảng PR kéo dài, sóng P dẹt, QRS giãn rộng, sóng T và QRS thành một, dẫn đến ngừng tim.
– Xét nghiệm kali máu > 5mmol/l
3.2. Chẩn đoán nguyên nhân
– Tăng kali máu do tăng đưa vào:
+ Truyền máu
+ Truyền hoặc uống kali
– Tăng kali máu do tăng chuyển từ trong tế bào ra ngoài tế bào:
+ Toan chuyển hóa
+ Do hủy hoại tế bào (tiêu cơ vân, tan máu, bỏng…)
– Tăng kali máu do giảm bài tiết kali:
+ Suy thận
+ Bệnh lý ống thận: toan ống thận typ IV
+ Suy thượng thận.
– Thuốc: Lợi tiểu giữ kali, ức chế men chuyển, chống viêm không steroid, succinylcholine…
3.3. Chẩn đoán phân biệt với giả tăng kali máu
+ Tan máu hoặc thiếu máu khi lấy máu tĩnh mạch, xét nghiệm sai
+ Tăng tiểu cầu và tăng bạch cầu
3.4. Chẩn đoán mức độ tăng kali máu: Dựa vào tốc độ tăng kali máu và các dấu hiệu nặng trên điện tim.
IV. ĐIỀU TRỊ
4.1. Nguyên tắc điều trị
Hạ Kali và kiểm soát nguy cơ tim mạch, điều trị bệnh lý gây tình trạng tăng Kali máu.
4.2. Điều trị cụ thể
4.2.1. Có biểu hiện xét nghiệm và dấu hiệu tăng kali máu trên điện tim
– Calci clorua 1g tiêm tĩnh mạch trong 2-3 phút.Nếu sóng T không thay đổi có thể lặp lại liều sau 5 phút.
– Furosemide 40-60mg tiêm tĩnh mạch.
– Natri Bicarbonat truyền 45mmol khi pH < 7,1
– Kayexalat( Resonium) uống 15-30g với 50 gam sorbitol.
– 10 UI insulin nhanh + 125ml glucose 20% truyền trong 30 phút.
– Lọc máu cấp cứu khi điều trị đáp ứng kém với lợi tiểu.
4.2.2. Có biểu hiện xét nghiệm nhưng không có rối loạn trên điện tim
– Furosemide 40-60mg tiêm tĩnh mạch.
– Kayexalat( Resonium) uống 15-30gam với 50 gam sorbitol.
– Lọc máu cấp cứu khi điều trị đáp ứng kém với lợi tiểu.
Theo dõi
– Điện tim liên tục trên monitor. Nếu điện tim không thay đổi làm xét nghiệm kali 2 giờ/lần cho đến khi trở về bình thường. Nếu có biến đổi trên điện tim làm xét nghiệm kali ngay.
4.3. Tìm và điều trị nguyên nhân
– Lưu ý trong trường hợp toan ceton và tăng áp lực thẩm thấu do đái tháo đường điều trị nguyên nhân là chính.
V. TIÊN LƯỢNG VÀ BIẾN CHỨNG
Tiên lượng nặng có thể tử vong
Biến chứng: rối loạn nhịp tim
VI. PHÒNG BỆNH
– Thay đổi chế độ ăn ở những bệnh nhân có nguy cơ tăng kali máu.
– Không dùng những thuốc làm nặng tình trạng tăng kali máu.
– Những bệnh nhân chạy thận nhân tạo chu kỳ cần tuân thủ đúng lịch chạy thận.
VII. TÀI LIỆU THAM KHẢO
Hướng dẫn chẩn đoán và xử trí hồi sức tích cực (ban hành kèm theo quyết định 1493/QĐ-BYT ngày 22/4/2015 của bộ trưởng bộ Y tế)
BSCKI Nguyễn Thế Chung – Trưởng khoa CC-HSTC-CĐ
Một số bài viết khác:
CHẨN ĐOÁN VÀ XỬ TRÍ CHUNG VỚI NGỘ ĐỘC CẤP
TĂNG KALI MÁU
TĂNG NATRI MÁU
CHẨN ĐOÁN ĐIỀU TRỊ VIÊM TỤY CẤP NẶNG
CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ SUY THẬN CẤP TRONG HỒI SỨC
CHẨN ĐOÁN VÀ XỬ TRÍ SỐC NHIỄM KHUẨN