VIÊM TỦY RĂNG SỮA

I. ĐẠI CƯƠNG

Viêm tuỷ răng sữa là tình trạng tổn thương nhiễm trùng mô tuỷ răng sữa, làm tăng áp lực nội tuỷ, chèn ép vào các tận cùng thần kinh gây ra triệu chứng đau và tổn thương mô tuỷ răng ở trẻ em.

II. NGUYÊN NHÂN

  • Vi khuẩn: Thường xâm nhập vào tủy qua lỗ sâu. Phản ứng viêm thường xuất hiện khi các vi khuẩn gây sâu răng xâm nhập vào tủy qua các ống ngà hoặc hở sừng tủy.
  • Chấn thương gây tổn thương tủy răng.

III. CHẨN ĐOÁN

3.1. Viêm tủy răng sữa có hồi phục

Viêm tủy có hồi phục là tình trạng viêm mô tủy nhưng có khả năng hồi phục khi loại bỏ được các yếu tố bệnh nguyên.

a, Lâm sàng

– Triệu chứng cơ năng

Đau: bệnh nhân có cảm giác đau tự nhiên, nhẹ thoáng qua, cơn đau ngắn. Khi ăn các chất kích thích nóng, lạnh, chua, ngọt… thì có cảm giác đau hoặc ê buốt tăng lên và sớm hết đau khi ngừng chất kích thích.

– Triệu chứng thực thể

+ Có tổn thương mô cứng của răng: có thể có lỗ sâu ở thân răng.

+ Thử tủy: bệnh nhân có cảm giác đau ê buốt và sớm hết đau, ê buốt khi loại bỏ chất kích thích thử tủy.

+ Răng không đổi màu

+ Gõ: gõ dọc không đau, gõ ngang vùng thân răng có thể có đau nhẹ.

b, Cận lâm sàng

X-quang: có biểu hiện các tổn thương mô cứng.

c, Chẩn đoán phân biệt

Chẩn đoán phân biệt với hai bệnh sâu ngà sâu và viêm tủy không hồi phục, dựa vào các dấu hiệu khác nhau dưới đây:

Triệu chứngViêm tủy

có hồi phục

Sâu ngà sâuViêm tủy

không hồi phục

Đau, ê buốt tự nhiênĐau tự nhiên xuất hiện thoáng qua.Không có đau tự nhiên.Đau tự nhiên từng cơn, đau nhiều về đêm.
Đau, ê buốt khi ăn các chất kích thích như nóng, lạnh, chua, ngọt…Có đau nhưng sau khi hết kích thích thì còn đau buốt nhẹ hoặc hết đau ngay.Ê buốt ngà khi có kích thích nóng, lạnh, chua, ngọt. Hết kích thích thì hết ê buốt.Đau tăng lên. Khi hết các chất kích thích, đau vẫn tiếp tục kéo dài thêm.
Tổn thương mô cứng răngCó lỗ sâu, Có tổn thương tổ chức cứng lộ ngà.Có lỗ sâu.Lỗ sâu to,  nhiều ngà mủn, làm sạch có thể thấy ánh hồng hoặc tủy hở.
Gõ dọcKhông đau.Không đau.Đau nhẹ.
Gõ ngangCó  thể  có       đau nhẹ.Không đau.Đau nhiều.
Thử tủyCó đau, sớm hết đau khi hết kích thích.Có cảm giác ê buốt và hết ngay khi ngừng kích thích.Đau nhiều và còn kéo dài thêm khi ngừng kích thích
X quangCó hình ảnh tổn thương mô cứng: lỗ sâu.Có hình ảnh tổn thương mô cứng: lỗ sâu.Có hình ảnh tổn

thương mô cứng: lỗ sâu sát tủy.

3.2. Viêm tủy răng sữa không hồi phục

Là tình trạng tổn thương viêm cấp mô tủy răng sữa ở trẻ em không còn khả năng hồi phục.

a, Lâm sàng

– Triệu chứng cơ năng

– Đau tự nhiên, từng cơn với các đặc điểm dưới đây:

+ Thời gian cơn đau: có thể kéo dài hàng giờ hoặc đôi khi chỉ ngắn vài phút, làm cho tính chất cơn đau gần như liên tục.

+ Đau tăng khi kích thích bởi nóng, lạnh, chua, ngọt…hết kích thích đau vẫn còn kéo dài.

+ Đau tăng khi thay đổi tư thế: cúi đầu, nằm, về đêm.

+ Đau lan nửa hàm, đôi khi không xác định được vị trí đau.

– Triệu chứng thực thể:

+ Tổn thương mô cứng của răng: có lỗ sâu, nhiều ngà mủn, làm sạch có thể thấy ánh hồng hoặc tủy hở.

+ Gõ dọc: đau nhẹ.

+ Gõ ngang: đau nhiều.

+ Răng không đổi màu, không lung lay.

+ Thử tủy: đau nhiều và kéo dài khi đã loại bỏ yếu tố kích thích. Tuy vậy, ở trẻ em không có giá trị chắc chắn vì trẻ em đang đau sẽ rất cảnh giác và sợ hãi khi phản ứng lại với bất kì kích thích nào.

b, Cận lâm sàng

X-quang: Có hình ảnh tổn thương mô cứng thân răng.

c, Chẩn đoán phân biệt

Chẩn đoán phân biệt với viêm tủy không hồi phục và viêm quanh cuống cấp, dựa vào các triệu chứng dưới đây:

Triệu chứngViêm tủy

không hồi phục

Viêm tủy

có hồi phục

Viêm

quanh cuống cấp

Đau tự nhiênĐau tự nhiên từng cơn, đau nhiều về đêm.Đau tự nhiên xuất hiện thoáng qua.Đau tự nhiên liên tục. Đau tăng khi chạm răng  đối, cảm giác răng trồi cao.
Đau, ê buốt khi ăn các chất kích thích như nóng, lạnh, chua, ngọt…Đau tăng khi có kích thích, hết kích thích đau còn kéo dài.Có đau nhưng sau khi hết kích thích thì còn đau buốt nhẹ hoặc hết đau ngay.Không đau.
Tính chất cơn đauĐau có tính lan tỏa.Đau tại răng.Đau khu trú rõ tại răng tổn thương.
Dấu hiệu toàn thânKhông có phản ứng toàn thân.Không  có             phản ứng toàn thân.Sốt, có hạch tương ứng.
Sưng lợiKhông sưng lợi và vùng cuống tương ứng.Không sưng lợi và vùng cuống tương ứng.Sưng nề, ấn đau ngách lợi và vùng cuống tương ứng.
Gõ ngangĐau nhiều.Có thể đau nhẹ.Đau nhiều.
Gõ dọcĐau nhẹ.Không đau.Đau nhiều.
Thử tủyĐau nhiều và còn kéo dài thêm khi ngừng kích thích.Có đau, sớm hết đau khi hết kích thích.Không đau.
X quangCó hình ảnh tổn thương mô cứng: lỗ sâu sát tủy.

Vùng cuống răng bình thường.

Có hình ảnh tổn thương mô cứng: lỗ sâu.

Vùng cuống răng bình thường.

Có hình ảnh tổn thương mô cứng: lỗ sâu sát tủy.

Có hình ảnh thấu quang vùng cuống.

IV. ĐIỀU TRỊ

4.1. Viêm tủy có hồi phục

– Nguyên tắc:

+ Loại bỏ các yếu tố nhiễm khuẩn

+ Bảo tồn tủy.

+ Bảo vệ tủy.

+ Hàn phục hồi tổn thương mô cứng.

– Điều trị cụ thể:

+ Chuẩn bị xoang hàn.

+ Hàn lót bảo vệ tủy: Có thể dùng Canxi hydroxit, hoặc MTA…

+ Hàn phục hồi xoang hàn bằng Composite, GIC,…

4.2. Viêm tủy không hồi phục

– Nguyên tắc:

+ Làm sạch và tạo hình hệ thống ống tủy.

+ Hàn kín hệ thống ống tủy và phục hồi tổn thương mô cứng.

– Điều trị cụ thể:

+ Vô cảm.

+ Mở tủy.

+ Sửa soạn hệ thống ống tủy.

+ Tạo hình và làm sạch hệ thống ống tuỷ.

+ Hàn kín hệ thống ống tủy bằng vật liệu thích hợp.

+ Hàn phục hồi mô cứng thân răng bằng vật liệu thích hợp.

V. TIÊN LƯỢNG VÀ BIẾN CHỨNG

– Tiên lượng: Nếu thực hiện đúng quy trình thì có kết quả điều trị tốt.

– Biến chứng: Viêm quanh cuống răng cấp.

VI. PHÒNG BỆNH

Khám răng định kì để phát hiện và điều trị sớm các tổn thương sâu răng để ngăn ngừa biến chứng viêm tủy.

VII. TÀI LIỆU THAM KHẢO

Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh răng hàm mặt – Bộ y tế 2015

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *