I. ĐẠI CƯƠNG
– Đau dây thần kinh số V tiên phát là những cơn đau xuất hiện đột ngột dữ dội ở vùng da 1 bên mặt. Cơn đau xuất hiện tự nhiên hay do đụng chạm vào “điểm bùng nổ”. Trong cơn đau người bệnh có thể có co giật cơ mặt, vã mồ hôi, chảy nước mắt, nước mũi. Hoặc bệnh nhân có cơn co, máy giật cơ mặt thường xuyên mà không kèm triệu chứng tổn thương khác kèm theo. Khám ngoài cơn không thấy có triệu chứng khách quan thần kinh.
– Theo y học cổ truyền, đau dây thần kinh số V thuộc chứng “Thống phong”.
II. NGUYÊN NHÂN
– Theo y học cổ truyền, chứng này do Trường vị nhiệt hoặc Can Đởm nhiệt sinh phong nhiệt đi lên gây tắc trở vận hành khí huyết các kinh dương cùng bên mặt.
– Hoặc bệnh do phong hàn tà xâm nhập vào lạc mạch của các kinh Trường Vị, Can Đởm làm cho sự lưu thông kinh mạch bị trở ngại, khí huyết không được điều hoà, kinh cân mất dinh dưỡng, cơ nhục mềm nhẽo gây lên bệnh.
III. SINH LÝ BỆNH
Đối với bệnh đau dây thần kinh số V, cơn đau thường không bị kích hoạt bởi 1 chấn thương. Thay vào đó, cơ thể đột ngột gửi 1 tín hiệu đau đến não 1 cách không cần thiết. Điều này khiến bệnh nhân đau từng cơn hoặc đau liên tục, đau rát hoặc đau nhức nhối, đôi khi mất cảm giác hoặc kèm theo cảm giác tê bì
IV. TRIỆU CHỨNG
– Đau ở vùng da mặt, vùng hàm, vùng mũi trán, vùng trán, ở các vị trí bị chi phối bởi dây thần kinh sinh ba, bao gồm má, cằm, răng nướu, môi, hoặc có thể ở mắt và trán. Thường ảnh hưởng một bên mặt, hiếm khi cả 2 bên.
– Cơn co, máy giật cơ mặt thường xuyên mà không kèm theo triệu chứng tổn thương khác kèm theo. Ngoài cơn không có triệu chứng khách quan thần kinh.
V. CẬN LÂM SÀNG
– Công thức máu, hóa sinh máu
– Nước tiểu
– Xquang xoang, CT sọ não
– MRI
VI. CHẨN ĐOÁN
– Chẩn đoán xác định: Theo y học hiện đại: Bệnh dây thần kinh mặt/Đau dây thần kinh V. Theo y học cổ truyền: Thống phong/Diện chẩn.
– Chẩn đoán phân biệt: Bệnh xơ cứng rải rác, u não, các bệnh tổn thương não thực thể khác
VII. TIÊU CHUẨN NHẬP VIỆN
– Đau vùng mặt ở các vị trí bị chi phối bởi dây thần kinh sinh ba
– Có cơn co, máy giật cơ mặt thường xuyên mà không kèm triệu chứng tổn thương, gây cảm giác khó chịu cho bệnh nhân
Bệnh nhân cần nhập viện khi có một trong 2 triệu chứng trên
VIII. ĐIỀU TRỊ
8.1. Nguyên tắc điều trị
Trong trường hợp phát hiện nguyên nhân thì phải điều trị loại bỏ nguyên nhân gây đau. Trường hợp không phát hiện nguyên nhân thì điều trị triệu chứng; dùng thuốc phối kết hợp y học hiện đại và y học cổ truyền. Phương pháp điều trị không dùng thuốc: ôn châm, điện châm, ôn điện châm, xoa bóp bấm huyệt
8.2. Điều trị cụ thể
8.2.1. Y học hiện đại: giảm đau, chống viêm, thuỷ châm vitamin nhóm B.
Vật lý trị liệu: chiếu đèn hồng ngoại, sóng ngắn điều trị, điện từ trường điều trị.
8.2.2. Y học cổ truyền
* Thể phong hàn thấp:
– Pháp: khu phong, trừ thấp, tán hàn, thông kinh hoạt lạc.
– Phương: Đối pháp lập phương
Khương hoạt | 10g | Bạch linh | 15g |
Phòng phong | 10g | Bạch thược | 15g |
Tế tân | 05g | Sa sâm | 20g |
Tần giao | 10g | Ý dĩ | 20g |
Bạch chỉ | 10g | Cam thảo | 10g |
Ngũ gia bì | 20g | Đại táo | 20g |
Thổ phục linh | 20g | Đỗ trọng | 15g |
Đào nhân | 10g | Câu kỷ tử | 10g |
Đan sâm | 10g | Viễn chí | 10g |
Hồng hoa | 05g | Cốt toái bổ | 20g |
Đương quy | 20g | Kê huyết đằng | 20g |
Xuyên khung | 15g | Tục đoạn | 20g |
Đảng sâm | 20g | Tang ký sinh | 20g |
Hoàng kỳ | 20g | Ngưu tất | 15g |
Liều lượng tùy theo tình trạng của bệnh nhân mà gia giảm cho phù hợp.
Sắc uống ngày 1 thang chia 2 lần – uống sáng – chiều, mỗi lần 200ml
+ Bệnh nhân có hội chứng dạ dày gia Hoàng cầm 10g, ô tặc cốt 05g
+ Bệnh nhân có viêm đại tràng mạn gia mộc hương bắc 10g, trần bì 10g, hoàng liên 10g, sa nhân 10g
+ Bệnh nhân có tăng huyết áp bỏ hoàng kỳ, cam thảo gia thiên ma, câu đằng, cúc hoa
+ Bệnh nhân có sỏi thận gia kim tiền thảo, chỉ xác, xa tiền tử
+ Bệnh nhân có rối loạn lipid máu gia trạch tả, sơn thù
+ Ghi chú: các vị thuốc trong thang có thể thay đổi bằng các vị khác có cùng nhóm tác dụng tuỳ thuộc vào các vị thuốc hiện có trong kho thuốc và thầu thuốc từng thời kỳ.
- Thuốc cao đơn hoàn tán:Chọn lựa các loại thuốc từ dược liệu tuỳ theo tình trạng từng bệnh nhân.
- Phương pháp không dùng thuốc:
+ Điện châm các huyệt: bách hội, a thị huyệt, đầu duy, thừa tương, hạ quan, hợp cốc xuyên lao cung, phong trì, giáp xa, địa thương, dương bạch, ngư yêu, toản trúc, tình minh, ế phong, nhĩ môn mỗi ngày 1 lần, mỗi lần 20 phút
* Thể phong nhiệt:
– Pháp: khu phong, thanh nhiệt, trừ thấp. Thông kinh hoạt lạc.
– Phương: đối pháp lập phương
Khương hoạt | 10g | Bạch linh | 15g |
Phòng phong | 10g | Bạch thược | 15g |
Tế tân | 05g | Sa sâm | 20g |
Tần giao | 10g | Ý dĩ | 20g |
Cúc hoa | 10g | Cam thảo | 10g |
Ngũ gia bì | 20g | Đại táo | 20g |
Thổ phục linh | 20g | Đỗ trọng | 15g |
Đào nhân | 10g | Câu kỷ tử | 10g |
Đan sâm | 10g | Viễn chí | 10g |
Hồng hoa | 05g | Cốt toái bổ | 20g |
Đương quy | 20g | Kê huyết đằng | 20g |
Xuyên khung | 15g | Tục đoạn | 20g |
Đảng sâm | 20g | Sài hồ | 10g |
Hoàng kỳ | 20g | Cát căn | 10g |
Liều lượng tùy theo tình trạng của bệnh nhân mà gia giảm cho phù hợp.
Sắc uống ngày 1 thang chia 2 lần – uống sáng – chiều, mỗi lần 200ml
+ Bệnh nhân có hội chứng dạ dày gia Hoàng cầm 10g, ô tặc cốt 05g
+ Bệnh nhân có viêm đại tràng mạn gia mộc hương bắc 10g, trần bì 10g, hoàng liên 10g, sa nhân 10g
+ Bệnh nhân có tăng huyết áp bỏ hoàng kỳ, cam thảo gia thiên ma, câu đằng, cúc hoa
+ Bệnh nhân có sỏi thận gia kim tiền thảo, chỉ xác, xa tiền tử
+ Bệnh nhân có rối loạn lipid máu gia trạch tả, sơn thù
+ Ghi chú: các vị thuốc trong thang có thể thay đổi bằng các vị khác có cùng nhóm tác dụng tuỳ thuộc vào các vị thuốc hiện có trong kho thuốc và thầu thuốc từng thời kỳ.
– Thuốc cao đơn hoàn tán:Chọn lựa các loại thuốc từ dược liệu tùy theo tình trạng từng bệnh nhân.
-Phương pháp không dùng thuốc:
+ Điện châm các huyệt: bách hội, a thị huyệt, đầu duy, thừa tương, hạ quan, hợp cốc xuyên lao cung, phong trì, giáp xa, địa thương, dương bạch, ngư yêu, toản trúc, tình minh, ế phong, nhĩ môn mỗi ngày 1 lần, mỗi lần 20 phút
IX. TIÊN LƯỢNG
Tuỳ nguyên nhân mà bệnh có tiên lượng tốt hoặc dè dặt
X. PHÒNG BỆNH
Nâng cao chính khí cơ thể
XI. TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Quy trình kỹ thuật y học cổ truyền ban hành kèm quyết định 26/2008/QĐ-BYT.
- Quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh chuyên ngành châm cứu ban hành theo QĐ 792/QĐ – BYT.
- Hướng dẫn quy trình kỹ thuật chuyên ngành phục hồi chức năng ban hành theo quyết định 54/QĐ – BYT.
- Bệnh học nội khoa y học cổ truyền
Một số bài viết khác:
TẬP HUẤN PHÒNG CHỐNG BỆNH LAO, BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH VÀ HEN PHẾ QUẢN
TIÊU CHUẨN CHẤT LƯỢNG VỀ XỬ TRÍ ĐỘT QUỴ NÃO TẠI TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN TỨ KỲ
TIÊU CHUẨN CHẤT LƯỢNG VỀ XỬ TRÍ VIÊM PHỔI TRẺ EM
TIÊU CHUẨN CHẤT LƯỢNG VỀ XỬ TRÍ SỐT XUẤT HUYẾT TẠI TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN TỨ KỲ
QUY TRÌNH KỸ THUẬT KHÍ DUNG THUỐC GIÃN PHẾ QUẢN
QUY TRÌNH TIẾP ĐÓN NGƯỜI BỆNH