I. ĐẠI CƯƠNG
Bệnh đau dây thần kinh liên sườn là bệnh cảnh xuất hiện khi dây thần kinh liên sườn bị tổn thương, tuỳ vào vị trí, mức độ mà có biểu hiện khác nhau: đau tại nơi tổn thương khi ấn vào, đau chạy dọc đường đi của dây thần kinh, đau tăng khi ho, hít thở sâu, khi thay đổi tư thế.
Y học cổ truyền xếp vào chứng “Hiếp thống”.
II. NGUYÊN NHÂN
– Theo YHHĐ: Do viêm nhiễm, chèn ép, đau sau zona, bệnh lý cột sống, chấn thương lồng ngực.
– Theo YHCT: Do can khí uất kết, can hỏa quá mạnh hoặc do khí trệ huyết ứ, đàm ẩm, đau do lạnh.
III. SINH LÝ BỆNH
Đau dây thần kinh liên sườn là cơn đau liên quan tới các dây thần kinh phát sinh từ tủy sống, bên dưới xương sườn. Đau dây thần kinh liên sườn có thể sẽ khiến bệnh nhân cảm thấy đau ngực, thành ngực và toàn bộ thân trên.
IV. TRIỆU CHỨNG
4.1. Theo YHHĐ
– Thoái hoá cột sống ngực: Người bệnh có cảm giác đau âm ỉ vùng cột sống, đau tăng khi cử động và khi ấn vào giữa cột sống.
– Ung thư cột sống ngực hoặc lao cột sống: Đau dữ dội và cục bộ ở đoạn cột sống tương ứng, lan sang hai bên sườn. Triệu chứng đau xuất hiện liên tục kèm theo biến dạng cột sống và các triệu chứng toàn thân như sốt nhẹ về chiều, sụt cân, mệt mỏi nhiều.
– Bệnh lý tủy sống: Cơn đau thường khu trú ở vùng tủy có bệnh lý, một bên và lan dọc bên sườn theo kiểu vòng đại.
– Chấn thương cột sống: Xuất hiện triệu chứng đau dọc khung sườn kèm theo vị trí cột sống bị tổn thương.
– Đau do Zona: Người bệnh cảm giác đau kiểu bỏng rát nhiều vùng da tương ứng theo khoanh tủy trong giai đoạn cấp tính, đau nhiều hơn khi tiếp xúc với áo quần hoặc khi chạm vào. Một vài ngày sau, các mụn nước nhỏ trên nền ban đỏ bắt đầu xuất hiện dọc theo đường đi của dây thần kinh liên sườn, sau khoảng một tuần mụn nước sẽ bong vảy và có thể để lại sẹo. Biểu hiện toàn thân thấy được ở người bệnh trong giai đoạn này là sốt nhẹ, mệt mỏi. Triệu chứng đau có thể kéo dài dai dẳng sau khi các mụn nước biến mất, thường gặp ở bệnh nhân lớn tuổi.
– Đau dây thần kinh liên sườn nguyên phát: Cơn đau xuất hiện ở vùng cạnh sống hoặc bả vai lan dọc theo khung sườn liên tục, đau khi có sự thay đổi tư thế hoặc hít thở sâu.
4.2. Theo YHCT
– Thể phong hàn thấp: Đau dọc theo đường đi của dây thần kinh, ấn có điểm đau khu trú, đau tăng khi ho, hắt hơi, khi thay đổi tư thế, khi trời lạnh.
– Thể khí trệ huyết ứ: Đau dọc theo đường đi của dây thần kinh, ấn có điểm đau khu trú, đau tăng khi ho, hắt hơi, khi thay đổi tư thế, khi trời lạnh. Thường đau 1 hoặc 2 bên mạn sườn, ngực sườn đầy tức, dễ cáu giận, miệng đắng, mạch huyền khẩn.
V. CẬN LÂM SÀNG
– Công thức máu
– Hóa sinh máu, nước tiểu
– Điện tâm đồ
– Xquang cột sống
– MRI cột sống
VI. CHẨN ĐOÁN
6.1. Chẩn đoán xác định
– Theo YHHĐ: Bệnh dây thần kinh liên sườn
– Theo YHCT:
+ Bệnh danh: Hiếp thống.
+ Tuỳ theo từng thể mà có chẩn đoán nguyên nhân, tạng phủ kinh lạc khác nhau
6.2. Chẩn đoán phân biệt.
– Cơn đau thắt ngực
– Hội chứng mạch vành cấp và mạn
VII. TIÊU CHUẨN NHẬP VIỆN
– Đau dọc theo đường đi của dây thần kinh liên sườn, đau tăng khi thay đổi tư thế, khi ho, hắt hơi.
– Ấn gốc dây thần kinh hoặc theo đường đi của dây thần kinh có điểm đau.
VIII. ĐIỀU TRỊ
8.1. Nguyên tắc điều trị
Điều trị triệu chứng kết hợp điều trị nguyên nhân và kết hợp các phương pháp không dùng thuốc, phục hồi chức năng.
8.2. Điều trị cụ thể
8.2.1. Theo YHHĐ
– Giảm đau, chống viêm, giãn cơ, giảm đau thần kinh
– Điều trị bệnh lý toàn thân
8.2.2. Theo YHCT
* Thể phong hàn thấp:
– Chẩn đoán: Bát cương: Biểu – Thực – Hàn, bệnh ở kinh lạc
– Điều trị: khu phong, tán hàn, thông kinh hoạt lạc
Thuốc:
Kim ngân | 20g | Liên kiều | 10g |
Thổ phục linh | 20g | Khương hoạt | 10g |
Tế tân | 05g | Tần giao | 10g |
Phòng phong | 10g | Quế chi | 10g |
Đào nhân | 10g | Ngưu tất | 10g |
Đan sâm | 10g | Ngũ gia bì | 20g |
Hồng hoa | 05g | Đương quy | 20g |
Xuyên khung | 10g | Đảng sâm | 20g |
Hoàng kỳ | 20g | Bạch chỉ | 10g |
Bạch linh | 20g | Xích thược | 10g |
Hoài sơn | 20g | Sa sâm | 20g |
Ý dĩ | 20g | Hoài sơn | 20g |
Táo nhân | 15g | Viễn chí | 10g |
Cam thảo | 10g | Đại táo | 20g |
Đỗ trọng | 10g | Câu kỷ tử | 10g |
Liều lượng tùy theo tình trạng của bệnh nhân mà gia giảm cho phù hợp.
Sắc uống ngày 1 thang chia 2 lần – uống sáng – chiều, mỗi lần 200ml.
+ Bệnh nhân có hội chứng dạ dày gia Hoàng cầm 10g, ô tặc cốt 05g.
+ Bệnh nhân có viêm đại tràng mạn gia mộc hương bắc 10g, trần bì 10g, hoàng liên 10g, sa nhân 10g.
+ Bệnh nhân có tăng huyết áp bỏ hoàng kỳ, cam thảo gia thiên ma, câu đằng, cúc hoa.
+ Bệnh nhân có sỏi thận gia kim tiền thảo, chỉ xác, xa tiền tử.
+ Bệnh nhân có rối loạn lipid máu gia trạch tả, sơn thù.
+ Ghi chú: các vị thuốc trong thang có thể thay đổi bằng các vị khác có cùng nhóm tác dụng tuỳ thuộc vào các vị thuốc hiện có trong kho thuốc và thầu thuốc từng thời kỳ.
– Thuốc cao đơn hoàn tán: Chọn lựa các loại thuốc từ dược liệu tùy theo tình trạng từng bệnh nhân.
– Phương pháp không dùng thuốc:
+ Điện châm các huyệt: nội quan, chương môn, đại bao, thiên trì, hành gian, a thị huyệt, phong long, kỳ môn, chi câu, can du, thái khê, huyết hải, mỗi ngày 1 lần, mỗi lần 20 phút
+ Vật lý trị liệu: chiếu đèn hồng ngoại, sóng ngắn điều trị, điện từ trường điều trị.
* Thể khí trệ huyết ứ:
– Chẩn đoán: Bát cương: Biểu – Thực – Nhiệt. Tạng phủ: Can khí uất kết.
– Điều trị: khu phong, tán hàn, thông kinh hoạt lạc
Thuốc:
Kim ngân | 20g | Liên kiều | 10g |
Thổ phục linh | 20g | Khương hoạt | 10g |
Thiên ma | 10g | Tần giao | 10g |
Câu đằng | 10g | Quế chi | 10g |
Đào nhân | 10g | Ngưu tất | 10g |
Đan sâm | 10g | Ngũ gia bì | 20g |
Hồng hoa | 05g | Đương quy | 20g |
Xuyên khung | 10g | Đảng sâm | 20g |
Hoàng kỳ | 20g | Sơn thù | 10g |
Bạch linh | 20g | Xích thược | 10g |
Hoài sơn | 20g | Sa sâm | 20g |
Ý dĩ | 20g | Hoài sơn | 20g |
Táo nhân | 15g | Viễn chí | 10g |
Cam thảo | 10g | Đại táo | 20g |
Đỗ trọng | 10g | Câu kỷ tử | 10g |
Liều lượng tùy theo tình trạng của bệnh nhân mà gia giảm cho phù hợp.
Sắc uống ngày 1 thang chia 2 lần – uống sáng – chiều, mỗi lần 200ml.
+ Bệnh nhân có hội chứng dạ dày gia Hoàng cầm 10g, ô tặc cốt 05g.
+ Bệnh nhân có viêm đại tràng mạn gia mộc hương bắc 10g, trần bì 10g, hoàng liên 10g, sa nhân 10g.
+ Bệnh nhân có tăng huyết áp bỏ hoàng kỳ, cam thảo gia thiên ma, câu đằng, cúc hoa.
+ Bệnh nhân có sỏi thận gia kim tiền thảo, chỉ xác, xa tiền tử.
+ Bệnh nhân có rối loạn lipid máu gia trạch tả, sơn thù.
+ Ghi chú: các vị thuốc trong thang có thể thay đổi bằng các vị khác có cùng nhóm tác dụng tuỳ thuộc vào các vị thuốc hiện có trong kho thuốc và thầu thuốc từng thời kỳ.
– Thuốc cao đơn hoàn tán:Chọn lựa các loại thuốc từ dược liệu tuỳ theo tình trạng từng bệnh nhân.
– Phương pháp không dùng thuốc:
+ Điện châm các huyệt: nội quan, chương môn, đại bao, thiên trì, hành gian, a thị huyệt, phong long, kỳ môn, chi câu, can du, thái khê, huyết hải, mỗi ngày 1 lần, mỗi lần 20 phút.
+ Vật lý trị liệu: chiếu đèn hồng ngoại, sóng ngắn điều trị, điện từ trường điều trị.
IX. TIÊN LƯỢNG
Khá
X. PHÒNG BỆNH
Nâng cao chính khí của cơ thể
XI. TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Hướng dẫn quy trình kỹ thuật y học cổ truyền (quyết định số 26/2008/QĐ-BYT)
- Quy trình kỹ thuật chuyên ngành phục hồi chức năng (quyết định 54/QĐ-BYT)
- Quy trình kỹ thuật chuyên ngành châm cứu (quyết định QĐ 792/QĐ-BYT)
Chịu trách nhiệm chuyên môn: BSCKI. Phạm Minh Ký – Trưởng Khoa
Người duyệt: PGĐ Nguyễn Văn Hướng.
Một số bài viết khác:
Cấp cứu hạ đường máu
PHÁC ĐỒ RĂNG HÀM MẶT-MẮT-TAI MŨI HỌNG
Sở Y tế Hải Dương bổ nhiệm Bà Nguyễn Thị Mai Ly giữ chức vụ Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Tứ Kỳ
THÔNG BÁO Về việc nghỉ tết Âm lịch, nghỉ lễ Quốc khánh, nghỉ lễ ngày Chiến thắng 30/4 và ngày Quốc tế lao động 01/5 năm 2025 đối với viên chức và người lao động
Trung tâm Y tế huyện Tứ Kỳ tổ chức Hội nghị kiện toàn chức danh Giám đốc, phó Giám đốc
Thứ 7 và chủ nhật hàng tuần, Trung tâm Y tế huyện Tứ Kỳ vẫn thực hiện khám sức khỏe, khám chữa bệnh bảo hiểm y tế.