I. ĐẠI CƯƠNG
Chẩn đoán y học cổ truyền là tổng hợp các chứng bệnh của người bệnh qua tứ chẩn để hướng đến chẩn đoán và có pháp điều trị phù hợp với tình trạng bệnh lý của người bệnh. Chẩn đoán y học cổ truyền bao gồm: chẩn đoán bát cương, tạng phủ, kinh lạc, nguyên nhân, bệnh danh.
II. CHỈ ĐỊNH
Người bệnh được khám bằng phương pháp của y học cổ truyền.
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Người bệnh không được khám bệnh theo phương pháp của y học cổ truyền.
IV. CHUẨN BỊ
4.1. Người thực hiện
Bác sĩ, y sĩ, lương y được đào tạo chuyên ngành y học cổ truyền và được cấp chứng chỉ hành nghề theo quy định của pháp luật khám bệnh, chữa bệnh.
4.2. Trang thiết bị
Hồ sơ, bệnh án, kết quả cận lâm sàng, sổ khám bệnh, bút viết…
4.3. Thầy thuốc, người bệnh
– Thầy thuốc tổng hợp các chứng bệnh qua tứ chẩn và các kết quả cận lâm sàng của người bệnh để chẩn đoán và có pháp điều trị phù hợp với tình trạng bệnh lý của người bệnh.
– Người bệnh được thông báo kết quả về tình trạng bệnh lý.
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
Cần phải chẩn đoán đầy đủ các loại chẩn đoán sau:
– Chẩn đoán bát cương.
– Chẩn đoán tạng phủ – kinh lạc.
– Chẩn đoán nguyên nhân.
– Chẩn đoán bệnh danh.
Chịu trách nhiệm chuyên môn: BSCKI. Phạm Minh Ký – Trưởng Khoa
Người duyệt: PGĐ Nguyễn Văn Hướng.
Một số bài viết khác:
Thứ 7 và chủ nhật hàng tuần, Trung tâm Y tế huyện Tứ Kỳ vẫn thực hiện khám sức khỏe, khám chữa bệnh bảo hiểm y tế.
Nhận biết dấu hiệu và cách xử trí ban đầu khi gặp người đột quỵ não
TTYT huyện Tứ Kỳ công khai dự toán thu chi NSNN năm 2025
Ngày 25, 26 tháng 1 năm 2025 tức ngày 26, 27 âm lịch Trung tâm y tế huyện Tứ Kỳ vẫn thực hiện khám, chữa bệnh và cấp phát thuốc bảo hiểm y tế
Thông báo về việc mời chào giá hàng hóa
Trung tâm Y tế huyện Tứ Kỳ là cơ sở khám, chữa bệnh xếp cấp chuyên môn kỹ thuật cấp Cơ bản