Hiệu quả ứng dụng CNTT trong ngành y tế Hải Dương

Trung tâm Y tế huyện Tứ Kỳ triển khai ứng dụng phần mềm quản lý bệnh viện vào công tác khám chữa bệnh từ năm 2015. Đến nay, thiết bị phục vụ CNTT tại trụ sở chính gồm có: 02 máy chủ, 101 máy tính, hệ thống mạng Lan, Internet kết nối đến 100% các khoa phòng; tại các trạm y tế xã thị trấn có 61 máy tính được kết nối Internet 100% .

Tại trụ sở chính: Phần mềm với nhiều module quản lý tiêu biểu như (Quản lý Hồ sơ bệnh án điện tử ngoại trú, Quản lý lịch sử KCB, Quản lý dược, Kế toán,v..v…). Đã thực hiện 4/8 phân hệ phần mềm

Tại trạm y tế xã thị trấn: (Quản lý tiêm chủng, Bệnh lao, methadone,…)

Nhìn chung, hệ thống tại TTYT Tứ Kỳ đã đáp ứng đầy đủ các chức năng chính về quy trình khám, chữa bệnh theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế ban hành; liên thông dữ liệu với các trạm y tế xã thị trấn, nên Trung tâm Y tế Tứ Kỳ có thể dễ dàng quản lý và nắm tình hình khám chữa bệnh, quản lý thuốc, vật tư tại các cơ sở y tế tuyến dưới thuộc Trung tâm quản lý.

Kết xuất dữ liệu theo chuẩn xml quy định tại QĐ 4210/QĐ-BYT gửi lên cổng tiếp nhận của Hệ thống thông tin giám định BHYT.

Ứng dụng tiêu biểu mà Trung tâm Y tế huyện Tứ Kỳ đã thực hiện:

  • Hệ thống lấy số, gọi tên BN tự động tại phòng Tiếp đón và phòng khám.
  • Trung tâm đã tích hợp phần mềm Quản lý xét nghiệm (LIS).
  • Bệnh án điện tử ngoại trú.
  • Bước đầu hoàn thiện Bệnh án nội trú.

+ Phần mềm giúp giảm thời gian chờ đợi của bệnh nhân. Đảm bảo tính minh bạch cao, bệnh nhân đến khám sẽ được sắp xếp theo trính tự đến trước khám trước, đến sau khám sau, trừ trường hợp ưu tiên, màn hình gọi tên BN tại phòng khám, không phải xếp sổ khám; cấp sổ và thu tiền mà không còn lo nhầm lẫn.

NHỮNG HIỆU QUẢ MANG LẠI

  1. Lãnh đạo

+ Giúp giám sát hoạt động của Trung tâm mọi lúc mọi nơi một cách toàn diện, kể cả tuyến xã

+ Các thông tin tài chính, thuốc, được nhập liệu chính xác và quản lý theo quy trình.

+ Các thống kê báo cáo chính xác, nhanh chóng, khớp số liệu theo đúng yêu cầu của cấp trên.

  1. Bác sĩ

+ Phần mềm QLBV giúp các bác sĩ quản lý lịch sử khám chữa bệnh của từng bệnh nhân cũng như kiểm soát số lượng bệnh nhân được khám và điều trị,

+ Thực hiện chỉ định cận lâm sàng, chẩn đoán, kê đơn ra y lệnh hoàn toàn trên hệ thống HIS, do vậy tránh nhầm lẫn trong kê đơn thuốc, giảm thời gian khám, chữa bệnh, chỉ định, kê đơn,…

+ Giúp đơn giản hóa các thao tác phức tạp so với trước đây, các bác sĩ không cần nhập lại thông tin của người bệnh vì mọi thông tin được lưu trên hệ thông sau mỗi lần khám bệnh.

+ Các bác sĩ có thể trao đổi thông tin chuyên môn qua lại thông qua hệ thống mạng của bệnh viện.

+ Hỗ trợ tối ưu cho việc kết nối, trao đổi thông tin với các bệnh viện, các trạm Y tế phường, xã trong khu vực.

  1. Điều dưỡng – y tá

+ Thông tin trực quan chi tiết, rõ ràng, hạn chế được sai sót chuyên môn khi thực hiện y lệnh.

+ Lên phiểu lĩnh thuốc, hóa chất, vật tư y tế nhanh chóng, chính xác.

+ Có nhiều thời gian hơn trong việc chăm sóc, tư vấn cho bệnh nhân hơn.

  • Đối với người bệnh

+ Phần mềm giúp giảm thời gian chờ đợi của bệnh nhân. Đảm bảo tính minh bạch cao, bệnh nhân đến khám sẽ được sắp xếp theo trính tự đến trước khám trước, đến sau khám sau, trừ trường hợp ưu tiên, màn hình gọi tên BN tại phòng khám, không phải xếp sổ khám; cấp sổ và thu tiền mà không còn lo nhầm lẫn.

+ Việc ứng dụng hệ thống QLBV đã giúp tiếp đón số lượng lớn (có thời điểm lên tới hơn 700 người/ngày). Số lượng NB đến KCB sau khi sử dụng phần mềm tăng 15 – 20%. Trung bình mỗi NB chỉ mất 15 giây – 1 phút cho thủ tục đăng ký. Đáng nói, quy trình thanh toán viện phí hay các thủ tục về BHYT cũng giảm từ 30 phút/NB xuống chỉ còn 3 – 5 phút.

+ Hồ sơ bệnh nhân được lưu trữ trong hệ thống phần mềm, mỗi BN được cấp 1 mã ID trên phần mềm thuận lợi cho việc tra cứu lịch sử KCB tại trung tâm. Khi bệnh nhân đến khám mọi thông tin cơ bản của bệnh nhân được thể hiện đầy đủ trên màn hình.

+ Thông tin khám bệnh, đơn thuốc cũng rõ ràng, chi tiết giảm tình trạng sử dụng không đúng thuốc do viết xấu, viết ẩu.

+ Các thông tin khác của người bệnh được lưu trữ đầy đủ, dễ dàng khai thác, cung cấp khi người bệnh có yêu cầu.

  • Những khó khăn, hạn chế, bất cập trong ứng dụng CNTT

Về cơ sở vật chất CNTT chưa đồng bộ (Thiết bị CNTT phải sửa chữa, nâng cấp nhiều lần).

Khu vực nhà tiếp đón khám bệnh chưa đồng bộ, triển khai CNTT tại đây gặp rất nhiều khó khăn.

– Nhân lực hạn chế, hiện tại Trung tâm có 01 cán bộ chuyên trách về CNTT

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *