I. ĐẠI CƯƠNG
Bệnh nhân sau gãy xương đã (đang) can, xuất hiện cử động các khớp khó khăn, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
II. NGUYÊN NHÂN
Bệnh nhân sau chấn thương gãy xương, đã điều trị ngoại khoa ổn định, có thể có bó bột hoặc đã tháo bột, có thể có phương tiện kết hợp xương. Cứng khớp, hạn chế tầm vận động các khớp sau tổn thương.
III. SINH LÝ BỆNH
Bệnh nhân sau sang chấn lại thêm bất động lâu ngày, khí trệ huyết ứ tại kinh lạc, khí huyết không thông dẫn đến bít tắc, sinh chứng bệnh trên.
IV. TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG
Bệnh nhân đau kèm hạn chế tầm vận động của khớp sau gãy xương.
V. CẬN LÂM SÀNG
– Công thức máu
– Tổng phân tích nước tiểu
– Hóa sinh máu, điện giải đồ
– Đo mật độ loãng xương
– Xquang vùng tổn thương
VI. CHẨN ĐOÁN
Bệnh danh: chứng tý.Bát cương: biểu, thực. Tạng phủ, kinh lạc: can thận, bệnh hệ kinh lạc.
VII. TIÊU CHUẨN NHẬP VIỆN
Bệnh nhân cứng khớp sau chấn thương, tổn thương về xương hoặc gân, dây chằng đã can thiệp ngoại khoa.
VIII. ĐIỀU TRỊ
8.1. Theo YHHĐ
Giảm đau, chống viêm, giảm phù nề, calci
PHCN: Tập vận động đoạn chi. Xoa bóp cục bộ.
VLTL: chiếu đèn hồng ngoại, điện từ trường, siêu âm điều trị
8.2. Theo YHCT
– Pháp điều trị: hoạt huyết, hóa ứ. Bổ can thận, tiếp liền xương
– Phương: đối pháp lập phương
Đương quy | 20g | Đào nhân | 10g |
Xuyên khung | 15g | Hồng hoa | 10g |
Đẳng sâm | 20g | Đan sâm | 10g |
Hoàng kỳ | 20g | Đại táo | 20g |
Xích thược | 20g | Ngưu tất | 10g |
Bạch truật | 20g | Ngũ gia bì | 20g |
Bạch linh | 15g | Khương hoạt | 10g |
Sa sâm | 20g | Phòng phong | 10g |
Mạch môn | 20g | Tế tân | 10g |
Ý dĩ | 20g | Đỗ trọng | 15g |
Hoài sơn | 20g | Câu kỷ tử | 15g |
Cam thảo | 15g | Viễn chí | 15g |
Táo nhân | 15g | Kim ngân | 20g |
Tục đoạn | 20g | Liên kiều | 15g |
Tần giao | 10g | Thổ phục | 20g |
Liều lượng tùy theo tình trạng của bệnh nhân mà gia giảm cho phù hợp.
Sắc uống ngày 1 thang chia 2 lần – uống sáng – chiều, mỗi lần 200ml
+ Bệnh nhân có hội chứng dạ dày gia Hoàng cầm 10g, ô tặc cốt 05g
+ Bệnh nhân có viêm đại tràng mạn gia mộc hương bắc 10g, trần bì 10g, hoàng liên 10g, sa nhân 10g
+ Bệnh nhân có tăng huyết áp bỏ hoàng kỳ, cam thảo gia thiên ma, câu đằng, cúc hoa
+ Bệnh nhân có sỏi thận gia kim tiền thảo, chỉ xác, xa tiền tử
+ Bệnh nhân có rối loạn lipid máu gia trạch tả, sơn thù
+ Bệnh nhân có sưng nề các khớp gia tỳ giải 20g
Ghi chú: các vị thuốc trong thang có thể thay đổi bằng các vị khác có cùng nhóm tác dụng tuỳ thuộc vào các vị thuốc hiện có trong kho thuốc và thầu thuốc từng thời kỳ.
– Thuốc cao đơn hoàn tán: Chọn lựa các loại thuốc từ dược liệu tùy theo tình trạng từng bệnh nhân.
– Phương pháp không dùng thuốc:
+ Châm cứu: là biện pháp kết hợp, dùng khi đau nhiều. Khi bệnh nhân không có sưng nóng đỏ các khớp.
+ Xoa bóp bấm huyệt: Các cơ vùng quanh khớp tổn thương, tập vận động khớp.
IX. TIÊN LƯỢNG
Khá
X. PHÒNG BỆNH
Tránh tập và vận động quá mạnh, va chạm gây gãy lại xương
XI. TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Bệnh học nội khoa cơ xương khớp
- Hướng dẫn quy trình kỹ thuật y học cổ truyền ( quyết định số 26/2008/QĐ-BYT)
- Quy trình kỹ thuật chuyên ngành phục hồi chức năng (quyết định 54/QĐ-BYT)
- Quy trình kỹ thuật chuyên ngành châm cứu (quyết định QĐ 792/QĐ-BYT).
Một số bài viết khác:
TẬP HUẤN PHÒNG CHỐNG BỆNH LAO, BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH VÀ HEN PHẾ QUẢN
TIÊU CHUẨN CHẤT LƯỢNG VỀ XỬ TRÍ ĐỘT QUỴ NÃO TẠI TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN TỨ KỲ
TIÊU CHUẨN CHẤT LƯỢNG VỀ XỬ TRÍ VIÊM PHỔI TRẺ EM
TIÊU CHUẨN CHẤT LƯỢNG VỀ XỬ TRÍ SỐT XUẤT HUYẾT TẠI TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN TỨ KỲ
QUY TRÌNH KỸ THUẬT KHÍ DUNG THUỐC GIÃN PHẾ QUẢN
QUY TRÌNH TIẾP ĐÓN NGƯỜI BỆNH