VIÊM ĐA KHỚP – CHỨNG TÝ

I. ĐẠI CƯƠNG

Viêm đa khớp là thuật ngữ dùng để chỉ tình trạng sưng tấy và đau nhức của nhiều khớp xương. Bệnh thường gặp chủ yếu ở người cao tuổi, với triệu chứng đặc trưng là những cơn đau mỏi và cứng cơ khớp. Thoái hóa và viêm khớp dạng thấp là hai dạng bệnh phổ biến nhất của đau khớp.

II. NGUYÊN NHÂN

Theo YHHĐ, viêm đa khớp thường do cơ chế tự miễn dịch của cơ thể.

Theo YHCT nguyên nhân mắc bệnh khớp là do vệ khí của cơ thể không đầy đủ, các loại tà khí xâm phạm vào cân, cơ, xương khớp, kinh lạc làm cho sự vận hành của khí huyết bị tắc lại gây các chứng đau nhức, sưng, nóng, đỏ, đau tại các khớp. Do tuổi già can thận suy yếu hoặc bị bệnh lâu ngày làm cho khí huyết giảm sút dẫn tới thận không chủ được cốt tủy, can huyết hư không nuôi dưỡng được cân gây biến dạng teo cơ dính khớp. YHCT gọi tên là chứng tý.

III. SINH LÝ BỆNH

Theo các nhà khoa học, virus Epstein Barr chính là tác nhân gây bệnh. Thực tế, viêm khớp dạng thấp có tính di truyền (chiếm 60 – 70% ở những người bệnh bị viêm khớp dạng thấp), có nghĩa là trong gia đình có bố mẹ bị khớp thì nguy cơ con các bị viêm khớp rất lớn.

IV. TRIỆU CHỨNG

4.1. Theo y học hiện đại

– Đau nhức nhiều khớp (≥ 2 khớp).

– Các khớp có thể có sưng, nóng, đỏ

– Có thể có dấu hiệu lục khục các khớp

– Cứng khớp buổi sáng

– Hạn chế vận động các khớp

4.2. Theo y học cổ truyền

– Thể phong tý: Đau di chuyển nhiều khớp, đau các khớp nhỏ là chính, không có sưng, nóng, đỏ, sợ gió, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch phù.

– Thể hàn tý: Đau dữ dội ở một khớp, không có sưng nóng đỏ, trời lạnh đau tăng, chườm nóng đỡ đau, tay chân lạnh, sợ lạnh, rêu lưỡi trắng, mạch huyền khẩn.

– Thể thấp tý: Các khớp nhức mỏi, tê bì, đau mỏi các cơ, vận động khó, miệng nhạt, trời lạnh ẩm đau tăng, rêu lưỡi dính nhớt, mạch hoãn.

– Thể nhiệt tý: Các khớp sưng, nóng đỏ, đau, đối xứng, ấn đau, ban ngày nhẹ, đêm nặng hơn, co duỗi cử động khó khăn, sốt, ra nhiều mồ hôi, sợ gió, rêu lưỡi vàng mỏng, chất lưỡi đỏ, nước tiểu vàng, mạch hoạt sác.

 V. CẬN LÂM SÀNG

– Công thức máu

– Tổng phân tích nước tiểu

– Hóa sinh máu: máu lắng, CRP, acid uric

– Xquang khớp

– Siêu âm ổ khớp

VI. CHẨN ĐOÁN

6.1. Chẩn đoán xác định

– Theo YHHĐ: Đau nhức nhiều khớp, các khớp có thể có hoặc không có sưng nóng đỏ.

– Theo YHCT:

+ Thể phong tý: Chẩn đoán bát cương: Biểu chứng. Chẩn đoán nguyên nhân: Phong, hàn, thấp (Phong là chính). Chẩn đoán tạng phủ, kinh lạc: Bệnh ở kinh lạc.

+ Thể hàn tý: Chẩn đoán bát cương: Biểu chứng thiên hàn. Chẩn đoán nguyên nhân: Hàn, phong, thấp (Hàn là chính). Chẩn đoán tạng phủ, kinh lạc: Bệnh ở kinh lạc.

+ Thể thấp tý: Chẩn đoán bát cương: Biểu chứng. Chẩn đoán nguyên nhân: Thấp, phong, hàn (Thấp là chính). Chẩn đoán tạng phủ, kinh lạc: Bệnh ở kinh lạc.

+ Thể nhiệt tý: Chẩn đoán bát cương: Biểu thực nhiệt. Chẩn đoán nguyên nhân: Phong, thấp nhiệt. Chẩn đoán tạng phủ kinh lạc: Bệnh ở kinh lạc.

6.2. Chẩn đoán phân biệt: Thấp khớp cấp, lao khớp, lupus ban đỏ, viêm khớp dạng thấp, ung thư khớp, viêm khớp do vi khuẩn, chấn thương khớp…

VII. TIÊU CHUẨN NHẬP VIỆN

– Đau nhức 2 hay nhiều khớp

– Dấu hiệu phá rỉ khớp: cứng khớp buổi sáng

– Hạn chế vận động các khớp

VIII. ĐIỀU TRỊ

8.1. Theo y học hiện đại

– Thuốc giảm đau: paracetamol 1-2g/ ngày, ultracet 1-2g/ngày, efferalgan codein.

– Thuốc chống viêm NSAID: etoricoxib 30 – 60 mg/ngày, celecoxib 200mg/ngày, meloxicam 7,5-15mg/ngày….

– Tiêm nội khớp: hydrocortison acetat 2-3 mũi cách nhau 5-7 ngày, tối đa 4 mũi. Depo – Medrol.

– Nhóm DMARDs: glucosamine sulfate 1,5g/ngày, acid hyaluronic + chondroitin sulfate 30ml/ngày, diacerein 50mg x 2 viên/ngày.

– Thủy châm vitamin nhóm B.

– Vật lý trị liệu: siêu âm điều trị, điện từ trường điều trị, sóng ngắn điều trị, hồng ngoại, chườm nóng.

8.2. Theo y học cổ truyền

8.2.1. Thể phong tý (còn gọi là hành tý)

* Pháp điều trị: Khu phong, tán hàn, trừ thấp, hành khí hoạt huyết.

* Điều trị cụ thể:

– Dùng thuốc: Sử dụng bài thuốc số 2 phần phụ lục và gia giảm theo tình trạng bệnh nhân. Các vị thuốc trong thang có thể thay đổi bằng các vị khác có cùng nhóm tác dụng tuỳ thuộc vào các vị thuốc hiện có trong kho thuốc và thầu thuốc từng thời kỳ. Sắc uống ngày 01 thang, uống chia sáng, chiều, mỗi lần 200ml.

Thuốc cao đơn hoàn tán:Chọn lựa các loại thuốc từ dược liệu tùy theo tình trạng từng bệnh nhân.

– Phương pháp không dùng thuốc.

+ Điện châm: tùy theo vị trí khớp đau mà lựa chọn công thức huyệt cho phù hợp, mỗi ngày 1 lần, mỗi lần 20 phút.

+ Cấy chỉ điều trị đau.

8.2.2. Thể hàn tý (còn gọi là thống tý)

Pháp điều trị: Tán hàn, khu phong, trừ thấp, hành khí, hoạt huyết

* Điều trị cụ thể:

– Dùng thuốc: Sử dụng bài thuốc số 2 phần phụ lục và gia giảm theo tình trạng bệnh nhân. Các vị thuốc trong thang có thể thay đổi bằng các vị khác có cùng nhóm tác dụng tuỳ thuộc vào các vị thuốc hiện có trong kho thuốc và thầu thuốc từng thời kỳ. Sắc uống ngày 01 thang, uống chia sáng, chiều, mỗi lần 200ml.

Thuốc cao đơn hoàn tán: Chọn lựa các loại thuốc từ dược liệu tùy theo tình trạng từng bệnh nhân.

– Phương pháp không dùng thuốc.

+ Điện châm: tùy theo vị trí khớp đau mà lựa chọn công thức huyệt cho phù hợp, mỗi ngày 1 lần, mỗi lần 20 phút.

+ Cấy chỉ điều trị đau.

8.2.3. Thể thấp tý (Còn gọi là trước tý)

* Pháp điều trị: Trừ thấp, khu phong, hành khí hoạt huyết.

* Điều trị cụ thể:

– Dùng thuốc: Sử dụng bài thuốc số 2 phần phụ lục và gia giảm theo tình trạng bệnh nhân. Các vị thuốc trong thang có thể thay đổi bằng các vị khác có cùng nhóm tác dụng tuỳ thuộc vào các vị thuốc hiện có trong kho thuốc và thầu thuốc từng thời kỳ. Sắc uống ngày 01 thang, uống chia sáng, chiều, mỗi lần 200ml.

Thuốc cao đơn hoàn tán:Chọn lựa các loại thuốc từ dược liệu tùy theo tình trạng từng bệnh nhân.

– Phương pháp không dùng thuốc.

+ Điện châm: tùy theo vị trí khớp đau mà lựa chọn công thức huyệt cho phù hợp, mỗi ngày 1 lần, mỗi lần 20 phút.

+ Cấy chỉ điều trị đau.

IX. TIÊN LƯỢNG VÀ BIẾN CHỨNG

– Tùy theo từng thể bệnh mà có tiên lượng vừa hoặc điều trị lâu dài.

– Biến chứng: Bệnh nhân có thể xuất hiện biến dạng khớp.

X. PHÒNG BỆNH

– Phòng chống lạnh, ẩm. Thường xuyên tập luyện, xoa bóp các khớp.

– Ăn uống đủ chất dinh dưỡng, Vitamin, tránh béo phì.

XI. TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Bệnh học nội khoa cơ xương khớp
  2. Hướng dẫn quy trình kỹ thuật y học cổ truyền (quyết định số 26/2008/QĐ-BYT)
  3. Quy trình kỹ thuật chuyên ngành phục hồi chức năng (quyết định 54/QĐ-BYT)
  4. Quy trình kỹ thuật chuyên ngành châm cứu (quyết định QĐ 792/QĐ-BYT)

Chịu trách nhiệm chuyên môn: BSCKI. Phạm Minh Ký – Trưởng Khoa

Người duyệt: PGĐ Nguyễn Văn Hướng.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *