I. ĐẠI CƯƠNG
Suy hô hấp là tình trạng hệ hô hấp không đủ khả năng duy trì sự trao đổi khí theo nhu cầu cơ thể, gây giảm oxy và tăng CO2 máu. Hậu quả của suy hô hấp là thiếu oxy cho nhu cầu biến dưỡng của các cơ quan đặc biệt là não, tim và ứ đọng CO2 gây toan hô hấp. Suy hô hấp là nguyên nhân chính gây ngừng thở ngừng tim ở trẻ em.
II. NGUYÊN NHÂN
+ Suy hô hấp do tổn thương hệ hô hấp làm rối loạn quá trình trao đổi khí ở phổi.
+ Suy hô hấp do các bệnh tim mạch và máu làm rối loạn quá trình vận chuyển oxy.
+ Suy hô hấp do các bệnh cơ – thần kinh hoặc các chất ức chế trung tâm hô hấp.
+ Các bất thường lồng ngực: Do chấn thương hoặc các bệnh biến dạng lồng ngực bẩm sinh.
III. CHẨN ĐOÁN
3.1. Chẩn đoán xác định
* Lâm sàng:
– Thở nhanh
– Co kéo cơ hô hấp phụ
– Có hoặc không tím tái: tím tái là dấu hiệu muộn
– Thở rên ở trẻ < 2 tháng tuổi
– Nhịp tim nhanh, cao huyết áp hoặc tụt huyết áp ở giai đoạn muộn
– Vật vã kích thích hoặc hôn mê co giật
– SpO2 dưới 96%
* Cận lâm sàng:
– X-quang phổi: hình ảnh viêm phổi, tràn khí màng phổi, tràn dịch màng phổi
– Glucose, Ure, Creatinine, GOT, GPT
– Siêu âm tim
– Điện giải đồ
3.2. Chẩn đoán phân biệt
– Methemoglobin: tím tái, khám tim phổi bình thường, methemoglobin máu cao
– Tim bẩm sinh tím
IV. ĐIỀU TRỊ
4.1. Nguyên tắc điều trị
– Thông thoáng đường thở
– Hỗ trợ hô hấp
– Duy trì khả năng chuyên chở oxy
– Cung cấp đủ năng lượng
– Điều trị nguyên nhân
4.2. Điều trị ban đầu
a, Thông đường thở
– Đặt BN ở tư thế thuận lợi cho việc hồi sức và lưu thông đường thở
– Nới rộng quần áo, tã lót
– Thông thoáng đường thở
– Hôn mê: hút đờm nhớt, ngửa đầu nâng cằm, nếu thất bại đặt ống nội khí quản.
– Tắc nghẽn đường hô hấp trên:
+ Dị vật đường thở: thủ thuật Heimlich
+ Viêm thanh khí phế quản: khí dung Adrenalin 1/1000, Dexamethason TM.
b, Hỗ trợ hô hấp đảm bảo SpO2 > 95%
* Cung cấp oxy
– Chỉ định:
+ Tím tái
+ Thở co lõm ngực nặng, thở nhanh
– Phương pháp cung cấp:
+ Oxy canuyn, trẻ nhỏ 0.5 – 3 lít/phút, trẻ lớn 1-6 lít/phút
+ Mask có hay không có túi dự trữ 6-8 lít/phút
* Nếu bệnh nhân ngừng thở, thở không hiệu quả:
– Bóp bóng qua mask
– Đặt nội khí quản được chỉ định trong các trường hợp sau:
+ Có trạng thái nguy kịch từ trước, tình trạng xuất tiết nhiều và kiệt sức
+ Đang thở O2 với nồng độ 40-60% mà vẫn tím tái dai dẳng
+ Ngừng thở kéo dài
+ Nhịp tim quá chậm
+ Tình trạng shock hoặc ngộ độc nặng
+ Mở khí quản khi phù thanh quản cấp
c, Điều trị nguyên nhân
– Dị vật đường thở: thủ thuật Heimlich, nội soi lấy dị vật
– Hen: khí dung giãn phế quản
– Phù phổi cấp: ngừng dịch, nằm đầu cao, tăng co bóp cơ tim, lợi tiểu
– Tràn dịch khí màng phổi: dẫn lưu màng phổi
– Viêm phổi: kháng sinh
– Ngộ độc: chất đối kháng đặc hiệu Naloxon trong ngộ độc morphin
4.3. Điều trị tiếp theo
+ Đáp ứng tốt với thở oxy
Điều chỉnh lưu lượng oxy đến mức thấp nhất để tránh tai biến oxy liều cao.
+ Thất bại với oxy
Đang thở canuyn: tăng lưu lượng mức tối đa (6l/phút), nếu vẫn không đáp ứng.
Bệnh nhân còn thở nhanh
– Co lõm ngực nặng hoặc tím tái
Điều trị: Thở qua mask có túi dự trữ 6-10 lít/ phút. Hoặc thở NCPAP trong các bệnh lý có giảm độ giãn nở phổi: viêm phổi, phù phổi, bệnh màng trong…
– Thất bại với oxy qua mask hoặc NCPAP: đặt nội khí quản giúp thở
+ Duy trì khả năng cung cấp oxy cho mô và tế bào
– Giữ Hct từ 30-40%
– Duy trì cung lượng tim đầy đủ: dịch truyền, thuốc tăng co bóp cơ tim
– Giảm nhu cầu tiêu thụ oxy: hạ sốt
V. TIÊN LƯỢNG VÀ BIẾN CHỨNG
5.1. Tiên lượng
Tiên lượng phụ thuộc vào nguyên nhân gây suy hô hấp.
5.2. Biến chứng
– Hậu quả của tăng CO2 máu
– Toan máu
– Hậu quả của giảm oxy máu
– Tăng sức cản mạch máu phổi
VI. PHÒNG BỆNH
– Phát hiện sớm các bệnh lý.
– Giữ ấm cho trẻ, đặc biệt trẻ sơ sinh.
– Đảm bảo đủ dinh dưỡng, phòng hạ đường huyết.
VII.TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh hô hấp ban hành theo quyết định 4235/QĐ-BYT của Bộ Y tế.
Một số bài viết khác:
BÀI TUYÊN TRUYỀN VỀ PHÒNG CHỐNG HIV/AIDS
SUY HÔ HẤP CẤP
TĂNG THÂN NHIỆT Ở TRẺ EM
HẠ ĐƯỜNG HUYẾT Ở TRẺ SƠ SINH
TÁO BÓN Ở TRẺ EM
BỆNH CÒI XƯƠNG THIẾU VITAMIN D