TĂNG THÂN NHIỆT Ở TRẺ EM

I. ĐẠI CƯƠNG

Sốt là hiện tượng tăng nhiệt độ cơ thể được xác nhận khi nhiệt độ đo ở hậu môn trên 37 độ 8 (ở trẻ bú mẹ) hoặc trên 38 độ (ở trẻ lớn hơn) do hậu quả của sự rối loạn trung tâm điều nhiệt ở vùng dưới đồi làm tăng “ngưỡng thân nhiệt”.

Cần chú ý rằng nhiệt độ đo ở miệng thấp hơn đo ở hậu môn chừng 0,5-0,6 độ và cao hơn đo ở nách chứng 0,3-0,5 độ.

II. NGUYÊN NHÂN

2.1. Do nhiễm khuẩn

2.2. Do các bệnh máu, các bệnh ác tính

2.3. Do các bệnh hệ thống tạo keo

2.4. Do các căn nguyên khác

Dị ứng, thuốc, nguyên nhân thần kinh, trẻ tiếp xúc với môi trường quá nóng.

III. CHẨN ĐOÁN

Sốt được xác định khi nhiệt độ đo ở:

+Hậu môn/ trực tràng > 38 độ C

+Miệng > 37,5 độ C

+Nách > 37,3 độ C

IV. ĐIỀU TRỊ

4.1. Nguyên tắc điều trị

– Hạ sốt

– Điều trị hỗ trợ

4.2. Điều trị cụ thể

4.2.1. Hạ sốt bằng phương pháp vật lý

– Cởi bỏ quần áo, tã lót cho trẻ hoặc cho trẻ mặc quần áo thoáng mỏng

-Chườm ấm

– Cho uống nhiều nước

– Để phòng thông thoáng, quạt mát

4.2.2. Hạ sốt bằng thuốc

* Chỉ định:

– Sốt ≥ 38,50C

– Sốt ở những trẻ có bệnh nền sẵn: bệnh tim phổi, bệnh thần kinh, rối loạn chuyển hóa, tiền căn sốt cao co giật

* Liều dùng:          Acetaminophen: 10-15mg/kg/4-6 giờ

Ibuprofen: 5-10mg/kg/6-8 giờ. Chống chỉ định trong loét dạ dày, xuất huyết tiêu hóa, sốt xuất huyết

4.2.3. Điều trị hỗ trợ

– Bù nước điện giải cho bệnh nhân: dung dịch Oresol, truyền dịch.

– Phòng co giật ở bệnh nhân có tiền sử co giật

– Điều trị nguyên nhân gây sốt

4.3. Theo dõi điều trị

Khi thân nhiệt của trẻ bình thường, theo dõi thân nhiệt 3 giờ/lần trong vòng 12 giờ. Nếu thân nhiệt ổn định trong giới hạn bình thường thì không cần theo dõi thân nhiệt.

– Các xét nghiệm cần làm tùy theo nguyên nhân gây bệnh.

V. TIÊN LƯỢNG VÀ BIẾN CHỨNG

-Co giật do sốt: Thường gặp ở trẻ bú mẹ, trẻ dưới 3 tuổi khi sốt trên 380C

– Suy dinh dưỡng

– Suy tim: thường xảy ra với trẻ sốt cao kéo dài

– Các rối loạn khác: mất nước, điện giải, mệt mỏi, li bì…

VI. PHÒNG BỆNH

– Tiêm chủng đầy đủ và tiêm chủng các loại gây nhiễm trùng

– Dinh dưỡng nâng cao sức đề kháng của cơ thể

– Tránh tiếp xúc các yếu tố lây nhiễm

VII. TIÊU CHUẨN NHẬP VIỆN

Sốt cao trên 390C dùng hạ sốt không đỡ

– Trẻ mệt mỏi, li bì, ngủ nhiều, bỏ ăn, bỏ bú, kích thích

– Xuất hiện co giật, đau đầu liên tục và tăng dần

– Nôn nhiều lần

– Sốt trên 2 ngày đã điều trị theo đơn mà không thuyên giảm

– Sốt có các dấu hiệu của mất nước

– Khó thở, thở nhanh

VIII. TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bài giảng Nhi khoa Bộ môn Nhi Trường Đại học Y Hà Nội – 2016

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *