I. ĐẠI CƯƠNG
Thiếu máu là tình trạng giảm lượng Hb hoặc số lượng HC trong 1 đơn vị thể tích máu so với giới hạn bình thường của người cùng lứa tuổi.
– Thiếu máu dinh dưỡng là thiếu máu do thiếu một hoặc nhiều yếu tố dinh dưỡng.
– Thiếu máu thiếu Fe có đặc điểm là thiếu máu nhược sắc, sắt và ferritin huyết thanh giảm. Thiếu máu thiếu sắt rất phổ biến, là thiếu máu dinh dưỡng chủ yếu ở trẻ em.
– Mức độ thiếu máu:
– Nhẹ: Hb từ 9-1g/dl
– Trung bình: 7-9g/dl
– Nặng: < 7g/dl
II. NGUYÊN NHÂN THIẾU MÁU THIẾU SẮT
– Cung cấp sắt thiếu
– Hấp thu sắt kém
– Mất sắt quá nhiều
– Nhu cầu sắt cao
III. CHẨN ĐOÁN
3.1. Chẩn đoán xác định
a, Lâm sàng:
+ Da xanh, niêm mạc nhợt từ từ.
+ Có tiền sử nuôi dưỡng không đúng phương pháp.
+ Đẻ non, thiếu tháng, đẻ thấp cân.
+ Trẻ có tiền sử ỉa chảy kéo dài, hội chứng kém hấp thu.
+ Mẹ có tiền sử rong kinh trước đẻ.
b, Cận lâm sàng:
Công thức máu bằng Laser, Glucose, GOT, GPT, Ure, Creatinin, Sắt huyết thanh, Ferritin.
3.2. Chẩn đoán phân biệt
a, Bệnh Hemoglobin (Thalassemia dị hợp tử, HbE)
b, Thiếu máu nhược sắc do không sử dụng được Fe
3.3. Chẩn đoán nguyên nhân
– Cung cấp thiếu sắt: thiếu sữa mẹ, ăn bột kéo dài, trẻ đẻ non
– Mất máu mạn tính: chảy máu, đái máu, nhiễm ký sinh trùng
– Tăng nhu cầu sắt: đẻ non, dậy thì
– Kém hấp thu: tiêu chảy kéo dài, cắt dạ dày, kém hấp thu
IV. ĐIỀU TRỊ
4.1. Điều trị thiếu sắt
– Cho trẻ uống các muối sắt, các muối Fe hoá trị 2 dễ hấp thu hơn.
– Liều lượng có hiệu quả: 4-6mg sắt nguyên tố/kg/ngày.
Chú ý:
– Thời gian điều trị từ 8-12 tuần lễ, có thể dùng dài ngày hơn.
– Sắt phải được uống trước hoặc trong bữa ăn.
– Tác dụng phụ: có thể buồn nôn, đau vùng thượng vị, ợ hơi nóng, táo bón hoặc ỉa chảy 🡪 Khi đó có thể giảm bớt liều hoặc uống cách xa bữa ăn.
– Nên cho thêm Vitamin C 0,1g x 3 viên/ngày để sắt dễ hấp thụ.
4.2. Truyền máu
Chỉ định khi:
– Hb < 5g/dl.
– Cần nâng nhanh lượng Hb.
– Suy tim do thiếu máu nặng.
4.3. Điều trị nguyên nhân
– Điều chỉnh chế độ ăn thích hợp với lứa tuổi. Cho trẻ ăn thêm đúng, ngoài sữa phải ăn thêm các thức ăn có nhiều rau xanh, nước quả, trứng, thịt.
– Điều trị các bệnh mạn tính đường ruột.
– Điều trị các nguyên nhân gây mất máu mạn tính: giun móc mỏ, chảy máu dạ dày…
V. TIÊN LƯỢNG VÀ BIẾN CHỨNG
– Lượng huyết sắc tố thường hồi phục sau 2-3 tháng
– Thiếu máu kéo dài có thể gây suy tim, mệt mỏi, chậm phát triển thể chất cũng như tinh thần
VI. PHÒNG BỆNH
– Cần phòng bệnh thiếu máu thiếu sắt từ sớm, ngay trong thời kỳ bào thai. Đặc biệt lưu ý tới:
+ Những trẻ có nguy cơ như trẻ đẻ non, đẻ sinh đôi, trẻ nhỏ dưới 3 tuổi, trẻ bị thiếu sữa mẹ.
+ Các bà mẹ có thai.
+ Giáo dục cho các bà mẹ cách nuôi con:
- Đảm bảo trẻ được bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu.
- Bổ sung nước quả từ tháng thứ 2.
- Ăn sam đúng và đủ thức ăn động vật và thực vật giàu chất sắt.
Đối với trẻ có nguy cơ (trẻ đẻ non, sinh đôi, trẻ thiếu sữa mẹ): nên dùng sữa, thức ăn có bổ sung sắt và vitamin C hoặc điều trị dự phòng bằng chế phẩm sắt 20mg/ngày từ tháng thứ 2.
Cần bổ sung sắt cho trẻ thấp cân. WHO khuyến cáo lượng sắt bổ sung theo cân nặng lúc đẻ:
- 2,0-2,5 Kg: 1mg/kg/24h.
- 1,5-2,0 Kg: 2mg/kg/24h.
- 1,0-1,5 Kg: 3mg/kg/24h.
- < 1,0 Kg: 4mg/kg/24h.
Điều trị sớm các bệnh làm giảm hấp thu như bệnh giun sán, sán, ỉa chảy, bệnh gây chảy máu mạn tính bằng cách ăn uống hợp vệ sinh và giáo dục vệ sinh môi trường.
VII. TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh thường gặp ở trẻ em năm 2018, Bệnh viện Nhi trung ương, trang 434-437.
- Sách giáo khoa nhi khoa 2016, Nguyễn Công Khanh, Lê Nam Trà, Nguyễn Thu Nhạn, Hoàng Trọng Kim, Nhà xuất bản y học, bài “Thiếu máu dinh dưỡng” trang 172-174.
- Sách giáo khoa nhi khoa 2016, Nguyễn Công Khanh, Lê Nam Trà, Nguyễn Thu Nhạn, Hoàng Trọng Kim, Nhà xuất bản y học, bài “Thiếu máu thiếu sắt” trang 973-980.
- Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh thường gặp ở trẻ em 2015, Bộ Y Tế, nhà xuất bản y học, bài “Thiếu máu thiếu sắt” trang 536-539.
Một số bài viết khác:
BÀI TUYÊN TRUYỀN VỀ PHÒNG CHỐNG HIV/AIDS
SUY HÔ HẤP CẤP
TĂNG THÂN NHIỆT Ở TRẺ EM
HẠ ĐƯỜNG HUYẾT Ở TRẺ SƠ SINH
TÁO BÓN Ở TRẺ EM
BỆNH CÒI XƯƠNG THIẾU VITAMIN D