TRUNG TÂM Y TÊ HUYỆN TỨ KỲ

PHÒNG Dân số – TRUYỀN THÔNG VÀ GIáO DỤC SỨC KHỎE

1. Quá trình hình thành

– Phòng Dân số – truyền thông và giáo dục sức khỏe là Trung tâm Dân số – KHHGĐ huyện Tứ Kỳ. Trước khi sát nhập gồm 3 đơn vị ngành Y tế trong huyện là: Trung tâm Y tế huyện, Bệnh viện Đa khoa huyện, Trung tâm Dân số – KHHGĐ huyện.

– Phòng Dân số được thành lập theo Quyết định số 309/QĐ – TTYT ngày 14/11/2018 của Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Tứ Kỳ.

2. Nhân sự

 

 

Bác sĩ CKI: Trương Thị Hồi

Trưởng phòng

Bùi Thị Huyền – Thạc sĩ YTCC

Phó trưởng phòng

 

Biên chế phòng gồm 7 cán bộ:

CNYTCC. Lê Thị Quyên

CNCTXH. Nguyễn Thị Hà

CNĐDSPK. Trương Thị Sen

DSCĐ. Nguyễn Thị Thòa

DSTC. Nguyễn Đình Hiến

3. Chức năng, Nhiệm vụ

– Tham mưu cho Giám đốc Trung tâm Y tế tham mưu với cấp ủy, chính quyền, Ban Chỉ đạo cấp huyện ban hành các văn bản chỉ đạo để thực hiện hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu kế hoạch về công tác Dân số và phát triển giai đoạn, hàng năm theo chỉ đạo, hướng dẫn của tỉnh, của Sở Y tế và phù hợp với tình hình thực tế địa phương.

– Tham mưu cho Giám đốc Trung tâm Y tế ban hành các văn bản triển khai, thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn, kỹ thuật, truyền thông giáo dục về dân số và phát triển trên địa bàn.

– Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn, kỹ thuật về DS-KHHGĐ và truyền thông giáo dục về DS-KHHGĐ.

– Triển khai, phối hợp thực hiện các hoạt động chuyên môn, kỹ thuật, cung cấp dịch vụ về DS-KHHGĐ.

– Triển khai, phối hợp thực hiện các hoạt động truyền thông, giáo dục, vận động, phổ biến các sản phẩm truyền thông về DS-KHHGĐ.

– Hướng dẫn, kiểm tra và giám sát chuyên môn các hoạt động về DS-KHHGĐ của trạm y tế xã, thị trấn và cộng tác viên DS-KHHGĐ thôn, khu dân cư.

– Triển khai thực hiện các dự án thuộc Chương trình Mục tiêu Quốc gia về DS-KHHGĐ, các dự án khác được Chi cục DS-KHHGĐ phân công.

– Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức về chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ chuyên trách DS-KHHGĐ xã và cộng tác viên DS-KHHGĐ thôn, khu dân cư.

– Tham gia nghiên cứu khoa học, ứng dụng kết quả nghiên cứu và tiến bộ khoa học, kỹ thuật về lĩnh vực DS-KHHGĐ/SKSS.

– Thực hiện công tác tuyên truyền, cung cấp thông tin về chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về y tế và kết quả hoạt động công tác y tế ở địa phương;

– Tổ chức thực hiện các hoạt động truyền thông, giáo dục sức khỏe về: phòng, chống bệnh, dịch; khám bệnh, chữa bệnh và phục hồi chức năng; phòng, chống HIV/AIDS; chăm sóc sức khỏe sinh sản; an toàn thực phẩm; phong trào vệ sinh yêu nước nâng cao sức khỏe nhân dân; bảo hiểm y tế và các dịch vụ y tế cung cấp trên địa bàn;

– Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát các trạm Y tế xã, phường, thị trấn và các đơn vị y tế trên địa bàn huyện tổ chức thực hiện các hoạt động truyền thông, giáo dục sức khỏe.

– Hỗ trợ, tư vấn giải quyết các vấn đề về công tác xã hội cho người bệnh và người nhà người bệnh trong quá trình khám bệnh, chữa bệnh.
-Thực hiện các chế độ thống kê, báo cáo chuyên ngành dân số trên địa bàn huyện; hỗ trợ vận hành kho dữ liệu điện tử về dân số – KHHGĐ tại các Trạm Y tế, các biểu mẫu, số, phiếu của cộng tác viên thôn, khu dân cư,

– Công tác đoàn thể, học tập, bồi dưỡng tham dự các hội nghị, nghị quyết.

– Thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn khác do Giám đốc TTYT, UBND huyện giao.

4. Thế mạnh

– Công tác ds – truyền thông và giáo dục sức khỏe là nhiệm vuj đặt lên hàng đầu nhằm chuyển biến nhận thức trong nhân dân về chăm sóc sức khỏe và nâng cao chất lượng dân số hiện nay
– 100 % dân số trong toàn huyện được cập Nhật thường xuyên quản lý bằng kho dữ liệu điện tử của huyện thông qua phòng dân số- truyền thông và giáo dục sức khỏe.

5. Định hướng phát triển

– Duy trì mức sinh về mức cân bằng tự nhiên
– Tận dụng hiệu quả cơ cấu dân số vàng thích ứng với già hóa dân số
– Nâng cao chất lượng dân số trong toàn huyện ; quan tâm chăm sóc người cao tuổi, phụ nữ và trẻ em .

6. Một số hoạt động