I. ĐẠI CƯƠNG
Bệnh viêm vú hay còn gọi là viêm tuyến sữa, viêm tuyến vú là bệnh hình thành do viêm nhiễm các mô vú.
II. NGUYÊN NHÂN
Nguyên nhân của viêm tuyến vú thường là do bệnh nhân cho con bú sai kỹ thuật dẫn đến việc sữa bị mắc kẹt trong vú gây ra viêm nhiễm. Ngoài ra còn có các nguyên nhân khác bao gồm:
– Ống dẫn sữa bị tắc khiến cho sữa chảy ngược vào trong vú, từ đó dẫn viêm nhiễm;
– Vi khuẩn trong mũi và miệng của trẻ xâm nhập vào vú thông qua những vết nứt ở núm vú hoặc qua tuyến sữa khi cho bú. Tiểu đường và vú bị bầm hoặc nứt có thể là nguy cơ cao mắc bệnh.
III. CHẨN ĐOÁN
3.1. Triệu chứng lâm sàng
– Vú đau, sưng khi chạm vào
– Vú căng, cảm giác bầu và núm vú đều bị sưng
– Đau và nóng đỏ vú khi trẻ bú
– Sốt nhẹ
3.2. Cận lâm sàng
* CLS để chẩn đoán:
– Siêu âm tuyến vú
* CLS để điều trị:
– Huyết học
+ Tế bào máu ngoại vi
+ Đông máu
+ Nhóm máu
– Đông máu cơ bản: APTT, PT, Fibrinogen.
– Xét nghiệm nước tiểu thường quy.
– Xét nghiệm sinh hóa máu: Urê; Creatinine, Acid Uric, AST (GOT), ALT (GPT), Điện giải đồ.
IV. ĐIỀU TRỊ
– Kháng sinh: trong 5-7 ngày
– Giảm đau
– Tiếp tục cho con bú bên lành, vắt sữa tích cực
V. TIÊN LƯỢNG VÀ BIẾN CHỨNG
Đa phần lành tính, tiên lượng tốt. Một số trường hợp tiến triển thành abces.
VI. PHÒNG BỆNH
– Vệ sinh sạch sẽ đầu ti trước khi cho bú.
– Hoàn toàn thoát sữa từ ngực khi cho con bú.
– Để trẻ bú rỗng hết một bên vú trước khi chuyển sang vú bên kia.
– Cho bé bú luân phiên mỗi vú trong mỗi lần cho ăn.
– Thay đổi vị trí cho con bú.
– Không để bé sử dụng vú như một núm vú giả.
VII. TÀI LIỆU THAM KHẢO
Phác đồ điều trị bệnh viện Từ Dũ 2019.
Một số bài viết khác:
NHIỄM KHUẨN VẾT MỔ
CHẢY MÁU SAU ĐẺ
THIẾU MÁU VÀ THAI NGHÉN
RAU TIỀN ĐẠO
TIỀN SẢN GIẬT – SẢN GIẬT
THAI CHẾT LƯU TRONG TỬ CUNG