BĂNG KINH

I. ĐẠI CƯƠNG

Là hiện tượng kinh nguyệt ra đúng theo chu kỳ nhưng số lượng kinh nhiều hơn bình thường ảnh hưởng tới sức khỏe bệnh nhân.

II. NGUYÊN NHÂN

– Tuổi dậy thì: rối loạn phóng noãn

– Tuổi quanh mãn kinh: chu kỳ không phóng noãn

– Tuổi sinh đẻ và mãn kinh: dùng thuốc, chấn thương đường sinh dục, sảy thai….

III. CHẨN ĐOÁN

* Lâm sàng:

Xác định nguồn gốc máu chảy Khám phụ khoa: xác định nguồn gốc chảy máu là từ tử cung hay tổn thương CTC, âm đạo, âm hộ, niệu đạo, trực tràng.

Xác định nguyên nhân máu chảy

  • Hỏi bệnh sử, khám lâm sàng để tìm nguyên nhân thực thể (nếu có).
  • Chẩn đoán xuất huyết tử cung do rối loạn chức năng chỉ được xác định

sau khi loại trừ các nguyên nhân thực thể và thể tạng, hệ thống.

Xác định lượng máu mất Đánh giá dựa vào lâm sàng, có thể kết hợp

với công thức máu (Hb, Hct)

* Cân lâm sàng:

  • Huyết học: công thức máu, chức năng đông máu, nước tiểu
  • Sinh hoá, Điện giải đồ
  • Nội tiết: chức năng tuyến giáp, beta HCG
  • Hình ảnh học: siêu âm phụ khoa,
  • Khác: phết tế bào cổ tử cung, nạo sinh thiết

IV. ĐIỀU TRỊ

Nguyên tắc: cầm máu và tái tạo lại chu kỳ kinh

Cầm máu: transamin 0,5g, oxytocin 5IU, Ergotamin 0,2mg

4.1. Tuổi dậy thì

Siêu âm đánh giá niêm mạc tử cung:

+ NMTC mỏng < 5mm: dùng estrogen

+ NMTC trung bình 5-10 mm: dùng estrogen phối hợp với progesteron

+ NMTC dày > 10mm: dùng progesteron

Tái tạo chu kỳ kinh bằng thuốc tránh thai kết hợp trong vòng 1-3 tháng

4.2. Tuổi sinh đẻ

Loại trừ nguyên nhân do thái bằng siêu âm, xét nghiệm beta HCG.

+ NMTC mỏng < 5mm: dùng estrogen.

+ NMTC dày: hút buồng tử cung, tái tạo chu kình kinh bằng thuốc tránh thai kết hợp trong vòng 1 tháng.

4.3. Tuổi mãn kinh

Nạo sinh thiết buồng tử cung, điều trị theo kết quả giải phẫu bệnh.

Tùy theo tình trạng mất máu của người bệnh: xem xét nằm viện điều trị.

V. TIÊU CHUẨN NHẬP VIỆN

– Băng kinh gây mất máu hoặc nhiễm khuẩn

– Băng kinh do nguyên nhân thực thể

– Băng kinh tái phát

VI. TIÊN LƯỢNG VÀ BIẾN CHỨNG

– Thời gian điều trị: Liệu pháp estrogen ngắn hạn là việc sử dụng estrogen từ 2- 3 năm, thường không quá 5 năm.

– Theo dõi:

+ Nguy cơ ung thư vú với liệu pháp estrogen-progestin không tăng cho tới 4 năm. Tuy nhiên bất thường nhũ ảnh thường thấy ở cả liệu pháp estrogen và liệu pháp estrogen-progestin.

+ Khuyến cáo khám nhũ và chụp nhũ ảnh định kỳ với phụ nữ sử dụng liệu pháp nội tiết, ngay cả việc sử dụng ngắn hạn.

– Ngưng điều trị:

+ 40-50% phụ nữ sử dụng liệu pháp hormon có thể ngưng sau 1 năm.

+ 65-75% có thể ngưng sau 2 năm.

VII. PHÒNG BỆNH

– Khám định kỳ và quan tâm đến các triệu chứng toàn thân

VIII. TÀI LIỆU THAM KHẢO

1, Nguyễn Duy Tài: Mãn kinh và liệu pháp hormon thay thế

2, Sổ tay sản phụ khoa. Nhà xuất bản y học: 2014

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *