1. MỤC ĐÍCH
Hướng Dẫn thực hiện Tiêm an toàn nhằm mục đích giảm thiểu nguy hại cho người bệnh, người tiêm (nhân viên y tế) và cộng đồng.
2. PHẠM VI ÁP DỤNG
Áp dụng đối với tất cả các nhân viên y tế khi thực hiện kỹ thuật tiêm tại các khoa lâm sàng, cận lâm sàng trong Trung tâm Y tế huyện Tứ Kỳ.
3. TÀI LIỆU THAM KHẢO
– Bộ Y tế (2004), Hướng dẫn kỹ thuật CSNB tập II, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
– Bộ Y Tế (2012), Hướng dẫn tiêm an toàn trong các cơ sở khám, chữa bệnh (Ban hành kèm theo Quyết định số 3671/QĐ-BYT ngày 27/9/2012 của Bộ Y tế).
4. THUẬT NGỮ VÀ TỪ VIẾT TẮT
4.1. Thuật ngữ
Không áp dụng.
Từ viết tắt
– CBYT: Cán bộ y tế
– NB: Người bệnh
– QTKT: Quy trình kỹ thuật
– TAT: Tiêm an toàn
– TT: Trung tâm
– VSN: Vật sắc nhọn
5. NỘI DUNG
5.1. Giải pháp thực hiện tiêm an toàn
5.1.1. Định nghĩa: TIÊM AN TOÀN là mũi tiêm
– Không làm tổn hại đến người được tiêm.
– Không làm tổn hại đến người tiêm.
– Không làm tổn hại đến cộng đồng.
5.1.2. Tiêu chí đảm bảo an toàn cho mũi tiêm
a, Sử dụng phương tiện tiêm vô khuẩn
– Sử dụng bơm, kim tiêm vô khuẩn dùng một lần cho mỗi mũi tiêm.
– Kiểm tra hạn dùng, sự nguyên vẹn của bao gói bơm kim tiêm trước khi sử dụng
b, Phòng ngừa sự nhiễm bẩn dụng cụ tiêm và thuốc tiêm
– Vệ sinh bàn tay trước khi chuẩn bị các phương tiện tiêm, sau mỗi mũi tiêm.
– Kim tiêm không được chạm vào tay điều dưỡng hoặc vật dụng xung quanh trước khi tiêm.
– Không để kim lấy thuốc cắm liên tục ở đầu lọ thuốc sau khi đã lấy thuốc vào bơm tiêm.
– Kiểm tra lọ/ống thuốc trước khi sử dụng, loại bỏ những lọ/ống thuốc vẩn đục, đổi màu, hết hạn…
c, Phòng ngừa thương tổn cho người bệnh
– Thực hiện mũi tiêm đúng kỹ thuật.
– Luôn mang theo hộp thuốc cấp cứu có đủ cơ số thuốc khi thực hiện tiêm.
– Để người bệnh nằm hoặc ngồi chắc chắn khi tiêm.
d, Phòng ngừa thương tổn cho người tiêm
– Không dùng hai tay để đậy nắp kim.
– Không tháo rời kim tiêm ra khỏi bơm tiêm có máu → Thả bơm, kim tiêm ngay sau khi sử dụng vào hộp an toàn.
– Không để vật sắc nhọn lên đồ vải (ga giường).
– Không cầm bơm kim tiêm lại trong buồng bệnh, phải sử dụng xe tiêm hoặc khay khi đi tiêm.
– Bẻ đầu ống thuốc hoặc nước cất đảm bảo không bắn mảnh sắc nhọn ra sàn nhà.
– Những vật sắc nhọn (đầu ống thuốc, vỏ thuốc, kim truyền…) phải cho vào hộp an toàn ngay sau khi sử dụng.
– Đề phòng sự di chuyển đột ngột của người bệnh trong khi tiêm và ngay khi kết thúc mũi tiêm.
+ NB giẫy dụa: có người giữ hoặc cố định chắc chắn.
+ Đối với trẻ em: cần hướng dẫn bà mẹ/người nhà giữ trẻ chắc chắn.
– Sử dụng găng một lần trong trường hợp có khả năng tiếp xúc với máu trong quá trình tiêm.
e, Phòng ngừa cho người thu gom, vận chuyển và tiêu huỷ chất thải sắc nhọn
– Đảm bảo cung cấp đầy đủ các phương tiện phòng hộ cá nhân.
– Được đào tạo về quản lý phòng ngừa tai nạn rủi ro do vật sắc nhọn.
– Đảm bảo cung cấp đầy đủ phương tiện thu gom, lưu giữ và vận chuyển chất thải sắc nhọn.
– Tuân thủ đúng các quy định về quản lý và xử lý chất thải sắc nhọn.
– Khi bị tổn thương do vật sắc nhọn gây ra cần xử trí tại chỗ và báo cáo theo quy định của bệnh viện.
– Đậy nắp hộp đựng vật sắc nhọn để vận chuyển tới nơi an toàn.
f, Đảm bảo an toàn trong các vấn đề thực hành khác khi thực hiện tiêm
– Tránh thực hành tiêm nếu da tay bị tổn thương hoặc viêm da chảy nước. Cần băng kín vùng da tay bị xây xước và mang găng khi tiêm.
– Hộp đựng bông cồn phải có nắp để tránh sử dụng bông đã bay hết cồn sát khuẩn cho người bệnh.
– Những nhân viên tiếp xúc với nguồn bệnh đều phải tiêm phòng viêm gan B.
5.2. Hướng dẫn xử trí ban đầu khi bị tổn thương do vật sắc nhọn
5.2.1. Định nghĩa
Rủi ro do vật sắc nhọn là tổn thương do vết cắt/đâm trên da do dụng cụ, phương tiện sắc nhọn gây ra.
5.2.2. Phân loại vật sắc nhọn có thể gây tổn thương
– Kim tiêm
– Kim truyền dịch
– Kim khâu vết mổ
– Dao cạo
– Kim chọc hút dịch xét nghiệm
– Lưỡi dao phẫu thuật
– Thủy tinh vỡ (ống đựng thuốc, ống lấy mẫu xét nghiệm, chai lọ đựng hóa chất, lam kính…)
– Vỏ kim loại bọc nắp lọ thuốc
5.2.3. Xử trí khi bị tổn thương do vật sắc nhọn
Phương pháp xử trí ban đầu tại thời điểm xảy ra phơi nhiễm:
Bước 1: Xử trí vết thương tại chỗ
– Xối ngay vết thương dưới vòi nước.
– Để vết thương chảy máu trong thời gian ngắn (không nặn ,bóp vết thương).
– Rửa kỹ vết thương với xà phòng và nước sạch
Bước 2: Báo cáo phơi nhiễm và lập biên bản
– Ngày, giờ, hoàn cảnh xảy ra phơi nhiễm.
– Đánh giá vết thương
– Đánh giá mức độ nguy cơ của phơi nhiễm. Lâý chữ ký của người chứng kiến và xác nhận của người phụ trách.
Bước 3: Đánh giá nguy cơ lây truyền VG B,VGC, HIV do phơi nhiễm nghề nghiệp
* Có nguy cơ:
– Vết thương sâu chảy máu nhiều do kim nòng rỗng cỡ to.
– Vết thương xuyên da sâu & rộng có chảy máu do dao mổ hoặc do mảnh vỡ của ống nghiệm chứa máu,chất dịch.
– Máu hoặc dịch tiết của NB bắn vào vùng da hoặc niêm mạc đã bị tổn thương rộng từ trước (như mắt, mũi).
– Các vết thương nông có chảy máu ít hoặc không chảy máu
* Không nguy cơ:
– Máu & dịch tiết cơ thể của NB tiếp xúc với vùng da lành.
– Ghi biên bản và ghi vào sổ theo dõi tai nạn rủi ro do vật sắc nhọn.
– Báo cáo với lãnh đạo khoa/TT
Bước 4: Xác định nguy cơ liên quan đến tình huống phơi nhiễm bằng cách xem xét các yếu tố sau:
– Loại dịch cơ thể (như máu dịch nhìn thấy có chứa máu dịch hoặc mô có nguy cơ nhiễm khuẩn và vi rút);
– Loại phơi nhiễm (như tổn thương dưới da phơi nhiễm đối với niêm mạc hoặc da bị tổn thương và vết cắn dẫn đến phơi nhiễm với máu);
– Đánh giá nguy cơ liên quan đến nguồn phơi nhiễm bằng cách đánh giá nguy cơ nhiễm khuẩn với các tất cả các tác nhân đường máu bằng cách sử dụng thông tin sẵn có (như qua phỏng vấn hồ sơ bệnh án);
– Thực hiện các xét nghiệm trên đối tượng nguồn với sự đồng thuận trên cơ sở được cung cấp đầy đủ thông tin (KHÔNG xét nghiệm nhiễm vi rút đối với bơm kim tiêm đã thải bỏ);
Bước 5: Xác định kết quả để đánh giá nguy cơ đối với đối tượng bị phơi nhiễm
– Bảo đảm rằng chỉ có nhân viên được đào tạo mới được thực hiện đánh giá nguy cơ và chỉ định điều trị phòng bệnh sau phơi nhiễm.
– Trong trường hợp các lý do về hậu cần (như phương tiện thiết bị xét nghiệm không có sẵn) dẫn đến việc khó có thể đánh giá được trạng thái miễn dịch của đối tượng bị phơi nhiễm thì có thể lấy và lưu tr mẫu máu để thu thập thông tin ban đầu. Tuy nhiên chỉ thực hiện việc này nếu đối tượng bị phơi nhiễm đồng thuận sau khi đã được tư vấn.
– Áp dụng điều trị phòng bệnh sau phơi nhiễm ngay cả khi chưa có kết quả xét nghiệm.
Bước 6: Tư vấn cho cán bộ y tế bị phơi nhiễm.
– Nguy cơ nhiễm HIV và virus viêm gan B, C
– Lợi ích của điều trị dự phòng sau phơi nhiễm và tác dụng phụ của thuốc.
– Tư vấn tuân thủ điều trị và hỗ trợ tâm lý đặc biệt với các trường hợp bị hiếp dâm.
– Với phụ nữ và trẻ gái vị thành niên, tư vấn thử thai và uống thuốc tránh thai khẩn cấp càng sớm càng tốt trong 5 ngày đầu kể từ khi phơi nhiễm qua đường tình dục.
– Triệu chứng của nhiễm HIV cấp: sốt, phát ban, nôn, thiếu máu, nổi hạch…
– Tư vấn về dự phòng lây nhiễm HIV, viêm gan B, C cho người khác: người bị phơi nhiễm có thể làm lây truyền HIV cho người khác dù xét nghiệm HIV âm tình (thời kỳ cửa sổ) vì vậy cần phải thực hiện các biện pháp dự phòng lây nhiễm.
Bước 7: Điều trị dự phòng nếu có chỉ định.
5.3. Hướng dẫn kỹ thuật tiêm an toàn
Áp dụng với quy trình tiêm bắp, tiêm trong da, tiêm dưới da, tiêm tĩnh mạch và truyền dịch.
5.3.1. Địa điểm
– Tại phòng thủ thuật: Thoáng, sáng, sạch, tránh gió lùa, không có máu, dịch tiết.
– Tại giường bệnh: Sạch, sáng, tránh gió lùa.
5.3.2. Người thực hiện
Trang phục đầy đủ, rửa tay thường quy theo đúng quy trình HD-ĐD-01/BM01.
5.3.3. Dụng cụ
– Xe tiêm 2 tầng hoặc 3 tầng.
– Bơm, kim tiêm vô khuẩn dùng 1 lần .
– Bộ dụng cụ tiêm truyền.
– Thuốc theo y lệnh.
– Hộp thuốc cấp cứu sốc phản vệ.
– Dung dịch sát khuẩn tay nhanh.
– Găng tay.
– Bông cồn, gạc vô khuẩn….
– Hộp an toàn đảm bảo tiêu chuẩn.
– Thùng phân loại rác, túi đựng rác có mã màu theo quy định.
5.3.4. Hướng dẫn sắp xếp dụng cụ trên xe tiêm 3 tầng
Tầng 1 (trên cùng):
Đặt các phương tiện vô khuẩn và sạch, dụng cụ thường xuyên sử dụng như: bơm kim tiêm, phương tiện sát khuẩn da, dung dịch sát khuẩn tay chứa cồn, sổ thuốc.
Tầng 2 (hoặc ngăn kéo):
Chứa bơm kim tiêm kim luồn, dây truyền dự trữ, găng tay, máy đo huyết áp, hộp thuốc (dịch truyền nếu là tầng II) hộp chống sốc.
Tầng 3 (hoặc thành xe thấp hơn tầng trên cùng hoặc tầng 2):
Đựng các hộp, túi chứa chất thải.
5.3.5. Chuẩn bị người bệnh
– Động viên, giải thích (về mục đích tiêm thuốc…) cho người bệnh hoặc người nhà.
– Kiểm tra và khai thác tiền sử dị ứng thuốc của người bệnh.
– Để người bệnh ở tư thế thích hợp:
+ Tiêm trong da, tiêm dưới da, tiêm tĩnh mạch, tiêm bắp nông: NB có thể ngồi hoặc nằm.
+ Tiêm bắp sâu (tiêm mông): Người bệnh nằm sấp chân bên tiêm co, chân kia duỗi.
5.3.6. Kỹ thuật lấy thuốc
– Sát khuẩn nắp lọ thuốc hoặc ống thuốc.
– Dùng gạc vô khuẩn bẻ đầu ống thuốc, không sử dụng kẹp Kocher trực tiếp bẻ đầu ống thuốc.
– Không để kim hút thuốc cắm liên tục ở đầu lọ thuốc sau khi đã hút thuốc vào bơm tiêm.
5.3.7. Xác định vị trí tiêm
– Tiêm trong da:
+ 1/3 trên mặt trước trong cẳng tay.
+ Hoặc 1/3 trên mặt trước ngoài cánh tay (tiêm phòng).
– Tiêm dưới da:
+ 1/3 giữa mặt trước ngoài cánh tay.
+ 1/3 giữa mặt trước ngoài đùi.
+ Dưới da bụng (Xung quanh rốn, cách rốn 5 cm).
– Tiêm bắp:
+ Cánh tay: 1/3 giữa cơ Delta.
+ Vùng đùi: 1/3 giữa mặt trước ngoài đùi.
+ Vùng mông: 1/4 trên ngoài mông hoặc 1/3 trên đường nối từ gai chậu trước trên với mỏm xương cụt.
– Tiêm tĩnh mạch:
+ Người lớn: Tất cả các tĩnh mạch trên cơ thể người bệnh đều tiêm được nhưng thường tiêm ở tĩnh mạch vùng cẳng tay, khủyu tay, mu bàn tay
+ Trẻ em: Thường tiêm ở tĩnh mạch thái dương, mu bàn tay, mu bàn chân.
– Truyền tĩnh mạch
+ Người lớn: Thường dùng các tĩnh mạch vùng cẳng tay, khuỷu tay, cẳng chân, mu bàn chân.
+ Trẻ em: Thường dùng các tĩnh mạch thái dương, mu bàn tay, mu bàn chân.
5.3.8. Tiến hành kỹ thuật
* Tiêm trong da (HD.ĐD.03/BM03)
– Mang dụng cụ đến bên giường người bệnh.
– Thực hiện 5 đúng
– Điều dưỡng sát khuẩn tay lần 1, chọn bơm tiêm thích hợp. Thay kim tiêm bằng kim lấy thuốc.
– Lấy thuốc vào bơm tiêm,
+ Nếu là thuốc nước: Dùng bông cồn lau đầu ống thuốc sau đó dùng miếng gạc bẻ ống thuốc. Tay cầm bơm kim tiêm, tay cầm ống thuốc, đưa kim vào giữa lòng ống thuốc rút lấy đủ lượng thuốc cần dùng.
+ Nếu là thuốc bột: Sát khuẩn nút lọ rút nước pha thuốc rồi bơm nước vào lọ thuốc, rút kim ra, lắc đều cho thuốc tan hết. Bơm một lượng không khí vào lọ thuốc tương đương với lượng thuốc cần lấy ra, rút thuốc vào bơm tiêm.
+ Quan sát lại nhãn thuốc trước khi bỏ vào hộp cô lập.
– Thay kim lấy thuốc bằng kim tiêm, đuổi khí đúng kỹ thuật đặt vào khay vô khuẩn.
– Báo và giải thích cho người bệnh việc mình làm
– Để người bệnh đúng tư thế, bộc lộ vùng tiêm, xác định vị trí tiêm
– Sát khuẩn vùng da chỗ tiêm đường kính rộng 5 cm, từ trong ra ngoài 2 lần theo hình xoáy ốc
– Điều dưỡng sát khuẩn tay lần 2
– Tiến hành tiêm thuốc:
+ Tay không thuận đỡ mặt sau cẳng tay hoặc cánh tay người bệnh, căng mặt da nơi tiêm, tay thuận cầm bơm và kim tiêm để mũi vát của kim lên trên gẩy mũi kim vào mặt da để mũi kim chếch 1 góc 10-150 rồi đẩy nhẹ mũi kim cho ngập hết mặt vát, ngón cái tay không thuận từ từ chuyển ra giữ kim, tay thuận dùng ngón cái đẩy pít tông thuốc vào.
+ Bơm thuốc vào cho đến khi nổi phồng da cam bằng hạt ngô thì thôi và màu da chỗ tiêm trắng bệch
+ Sau đó rút kim ra và căng da vùng tiêm để cho thuốc không chảy ra
– Trong trường hợp tiêm vacxin phòng bệnh thì không sát khuẩn lại bằng bông cồn (vì hóa chất, cồn đều có thể làm hủy hoại vacxin. Do đó làm mất hiệu lực của vacxin)
– Để người bệnh nghỉ ngơi ở tư thế thoải mái, dặn NB không chạm tay vào vị trí tiêm.
– Thu dọn dụng cụ và ghi hồ sơ bệnh án.
* Tiêm dưới da (HD.ĐD.03/BM04)
– Mang dụng cụ đến bên giường người bệnh.
– Thực hiện 5 đúng
– Điều dưỡng sát khuẩn tay lần 1, chọn bơm tiêm thích hợp. Thay kim tiêm bằng kim lấy thuốc.
– Lấy thuốc vào bơm tiêm,
+ Nếu là thuốc nước: Dùng bông cồn lau đầu ống thuốc sau đó dùng miếng gạc bẻ ống thuốc. Tay cầm bơm kim tiêm, tay cầm ống thuốc, đưa kim vào giữa lòng ống thuốc rút lấy đủ lượng thuốc cần dùng.
+ Nếu là thuốc bột: Sát khuẩn nút lọ rút nước pha thuốc rồi bơm nước vào lọ thuốc, rút kim ra, lắc đều cho thuốc tan hết. Bơm một lượng không khí vào lọ thuốc tương đương với lượng thuốc cần lấy ra, rút thuốc vào bơm tiêm.
+ Quan sát lại nhãn thuốc trước khi bỏ vào hộp cô lập.
– Thay kim lấy thuốc bằng kim tiêm, đuổi khí đúng kỹ thuật đặt vào khay vô khuẩn.
– Báo và giải thích cho người bệnh việc mình làm
– Để người bệnh đúng tư thế, bộc lộ vùng tiêm, xác định vị trí tiêm
– Sát khuẩn vùng da chỗ tiêm đường kính rộng 5 cm, từ trong ra ngoài 2 lần theo hình xoáy ốc
– Điều dưỡng sát khuẩn tay lần 2
– Tiến hành tiêm thuốc:
+ Đâm kim nhanh chếch 30 độ đến 45 độ so với mặt da hoặc đâm kim vuông góc với mặt da véo/ đáy da véo, buông tay vùng da véo.
+ Rút nhẹ nòng bơm tiêm thấy không có máu thì bơm thuốc từ từ đồng thời quan sát sắc mặt người bệnh.
– Để người bệnh nghỉ ngơi ở tư thế thoải mái, dặn NB những điều cần thiết.
– Thu dọn dụng cụ và ghi hồ sơ bệnh án.
* Tiêm bắp (HD.ĐD.03/BM05)
– Mang dụng cụ đến bên giường người bệnh.
– Thực hiện 5 đúng
– Điều dưỡng sát khuẩn tay lần 1, chọn bơm tiêm thích hợp. Thay kim tiêm bằng kim lấy thuốc.
– Lấy thuốc vào bơm tiêm,
+ Nếu là thuốc nước: Dùng bông cồn lau đầu ống thuốc sau đó dùng miếng gạc bẻ ống thuốc. Tay cầm bơm kim tiêm, tay cầm ống thuốc, đưa kim vào giữa lòng ống thuốc rút lấy đủ lượng thuốc cần dùng.
+ Nếu là thuốc bột: Sát khuẩn nút lọ rút nước pha thuốc rồi bơm nước vào lọ thuốc, rút kim ra, lắc đều cho thuốc tan hết. Bơm một lượng không khí vào lọ thuốc tương đương với lượng thuốc cần lấy ra, rút thuốc vào bơm tiêm.
+ Quan sát lại nhãn thuốc trước khi bỏ vào hộp cô lập.
– Thay kim lấy thuốc bằng kim tiêm, đuổi khí đúng kỹ thuật đặt vào khay vô khuẩn.
– Báo và giải thích cho người bệnh việc mình làm
– Để người bệnh đúng tư thế, bộc lộ vùng tiêm, xác định vị trí tiêm
– Sát khuẩn vùng da chỗ tiêm đường kính rộng 5 cm, từ trong ra ngoài 2 lần theo hình xoáy ốc
– Điều dưỡng sát khuẩn tay lần 2
– Tiến hành tiêm thuốc theo nguyên tắc hai nhanh một chậm. Tay không thuận căng da vùng tiêm. Tay thuận cầm bơm kim tiêm chếch 1 góc 45° – 60° so với mặt da, đâm ngập 2/3 thân kim, xoay pit tông nếu thấy không có máu thì từ từ bơm thuốc vào, vừa bơm vừa quan sát sắc mặt của người bệnh.
– Khi hết thuốc kéo chệch da, rút kim ra và sát khuẩn lại vùng tiêm bằng bông cồn vô khuẩn
– Để người bệnh nghỉ ngơi ở tư thế thoải mái, dặn NB những điều cần thiết.
– Thu dọn dụng cụ và ghi hồ sơ bệnh án.
* Tiêm tĩnh mạch (HD.ĐD.03/BM06)
– Mang dụng cụ đến bên giường người bệnh.
– Thực hiện 5 đúng
– Điều dưỡng sát khuẩn tay lần 1, chọn bơm tiêm thích hợp. Thay kim tiêm bằng kim lấy thuốc.
– Lấy thuốc vào bơm tiêm,
+ Nếu là thuốc nước: Dùng bông cồn lau đầu ống thuốc sau đó dùng miếng gạc bẻ ống thuốc. Tay cầm bơm kim tiêm, tay cầm ống thuốc, đưa kim vào giữa lòng ống thuốc rút lấy đủ lượng thuốc cần dùng.
+ Nếu là thuốc bột: Sát khuẩn nút lọ rút nước pha thuốc rồi bơm nước vào lọ thuốc, rút kim ra, lắc đều cho thuốc tan hết. Bơm một lượng không khí vào lọ thuốc tương đương với lượng thuốc cần lấy ra, rút thuốc vào bơm tiêm.
+ Quan sát lại nhãn thuốc trước khi bỏ vào hộp cô lập.
– Thay kim lấy thuốc bằng kim tiêm, đuổi khí đúng kỹ thuật đặt vào khay vô khuẩn.
– Báo và giải thích cho người bệnh việc mình làm
– Để người bệnh đúng tư thế, bộc lộ vùng tiêm, xác định vị trí tiêm
– Sát khuẩn vùng da chỗ tiêm đường kính rộng 5 cm, từ trong ra ngoài 2 lần theo hình xoáy ốc
– Điều dưỡng sát khuẩn tay lần 2
– Tiến hành tiêm thuốc:
+ Tay không thuận đỡ mặt sau cẳng tay hoặc cánh tay người bệnh, căng mặt da nơi tiêm, tay thuận cầm bơm và kim tiêm để mũi vát của kim lên trên gẩy mũi kim vào mặt da để mũi kim chếch 1 góc 10-150 rồi đẩy nhẹ mũi kim cho ngập hết mặt vát, ngón cái tay không thuận từ từ chuyển ra giữ kim, tay thuận dùng ngón cái đẩy pít tông thuốc vào.
+ Bơm thuốc vào cho đến khi nổi phồng da cam bằng hạt ngô thì thôi và màu da chỗ tiêm trắng bệch
+ Sau đó rút kim ra và căng da vùng tiêm để cho thuốc không chảy ra
– Trong trường hợp tiêm vacxin phòng bệnh thì không sát khuẩn lại bằng bông cồn (vì hóa chất, cồn đều có thể làm hủy hoại vacxin. Do đó làm mất hiệu lực của vacxin)
– Để người bệnh nghỉ ngơi ở tư thế thoải mái, dặn NB không chạm tay vào vị trí tiêm.
– Thu dọn dụng cụ và ghi hồ sơ bệnh án.
* Truyền tĩnh mạch (HD.ĐD.03/BM07)
– Mang dụng cụ đến bên giường người bệnh. Đặt cọc truyền
– Thực hiện 5 đúng
– Điều dưỡng sát khuẩn tay lần 1, kiểm tra sự nguyên vẹn của bộ dây truyền, xé vỏ bao dây truyền cho vào khay vô khuẩn.
– Kiểm tra chai dịch, bật nắp, sát khuẩn nút chai. Pha thuốc vào chai dịch (nếu có chỉ định).
– Cắm kim của bộ dây truyền và kim thông khí vào nút chai dịch, khoá lại, treo chai dịch lên cọc truyền, đuổi hết bọt khí trong dây truyền rồi đậy nắp kim lại.
– Cắt băng dính
– Chọn vị trí truyền, đặt tấm nilon và gối nhỏ dưới vùng truyền
– Buộc dây garô trên vị trí truyền 3 – 5 cm. Sát khuẩn vị trí truyền theo hình xoáy ốc từ trong ra ngoài (2 lần) đường kính rộng 5cm (bông cồn Iôt trước, bông cồn 70° sau ).
– Điều dưỡng viên sát khuẩn lại tay bằng dung dịch sát khuẩn tay nhanh, đi găng (nếu cần)
– Một tay căng da, một tay cầm kim chếch 15° – 30° so với mặt da đưa kim nhanh, đúng vào tĩnh mạch, khi có máu chảy ra đốc kim thì tháo dây garô mở khoá cho dịch chảy vào tĩnh mạch, cho dịch chảy vừa phải, quan sát nét mặt người bệnh.
– Lót miếng gạc vô khuẩn dưới đốc kim, bọc lấy đốc kim và cố định bằng băng dính.
– Bỏ tấm nilon, gối nhỏ kê tay, dây garô.
– Điều chỉnh số giọt theo chỉ định.
– Để người bệnh nằm ở tư thế thoải mái, .
– Ghi phiếu truyền để canh chai dịch.
– Theo dõi sát người bệnh 15 – 30 phút/1 lần trong suốt quá trình truyền,
– Khi dịch trong chai còn 10 – 20 ml khoá dây truyền và rút kim truyền. Sát khuẩn lại vùng truyền.
– Để người bệnh nằm lại tư thế thoải mái, tiếp tục theo dõi và phát hiện tai biến, dặn người những điều cần thiết.
5.3. Các bước cần lưu ý
– Sát khuẩn vị trí tiêm bằng bông cồn từ trong ra ngoài, tối thiểu 2 lần.
+ Sử dụng kẹp Kocher vô khuẩn để gắp bông.
+ Sử dụng tay để cầm bông: Phải sát khuẩn tay bằng dung dịch sát khuẩn tay nhanh.
– Tiêm trong da, dưới da, tiêm bắp không có nguy cơ tiếp xúc với máu không phải mang găng.
5.4. Tần suất đánh giá giám sát và báo cáo kết quả.
– Đánh giá thường quy: Theo chuyên đề từ 10 – 20 lượt kỹ thuật (hàng tháng).
– Đánh giá đột xuất: Khi có kiến nghị, theo kế hoạch kiểm tra đột xuất của Bệnh viện.
– Kết quả đánh giá sẽ được tổng hợp trên Google form và báo cáo kết quả theo chuyên đề được thư ký ghi trong sổ giao ban của phòng.
6. HỒ SƠ
STT | Hồ sơ | Nơi lưu | Thời gian |
1 | Bảng kiểm kỹ thuật rửa tay thường quy | Phòng ĐD | 01 năm |
2 | Bảng kiểm kỹ thuật sát khuẩn tay nhanh | Phòng ĐD | 01 năm |
3 | Bảng kiểm kỹ thuật tiêm trong da | Phòng ĐD | 01 năm |
4 | Bảng kiểm kỹ thuật tiêm dưới da | Phòng ĐD | 01 năm |
5 | Bảng kiểm kỹ thuật tiêm bắp | Phòng ĐD | 01 năm |
6 | Bảng kiểm kỹ thuật tiêm tĩnh mạch | Phòng ĐD | 01 năm |
7 | Bảng kiểm kỹ thuật truyền tĩnh mạch | Phòng ĐD | 01 năm |
7. PHỤ LỤC
– Bảng kiểm kỹ thuật rửa tay thường quy: HD.ĐD.03/BM01.
– Bảng kiểm kỹ thuật sát khuẩn tay nhanh: HD.ĐD.03/BM02.
– Bảng kiểm kỹ thuật tiêm trong da: HD.ĐD.03/BM03.
– Bảng kiểm kỹ thuật tiêm dưới da: HD.ĐD.03/BM04.
– Bảng kiểm kỹ thuật tiêm bắp: HD.ĐD.03/BM05.
– Bảng kiểm kỹ thuật tiêm tĩnh mạch: HD.ĐD.03/BM06.
– Bảng kiểm kỹ thuật truyền tĩnh mạch: HD.ĐD.03/BM07.
Phụ lục 1
BẢNG KIỂM KỸ THUẬT TIÊM TRONG DA, DƯỚI DA, TIÊM BẮP
( Theo Quyết định 3671/QĐ-BYT ngày 27 tháng 9 năm 2012 của Bộ Y tế)
STT | Các bước tiến hành | Có | Không |
1. | Điều dưỡng rửa tay thường quy/sát khuẩn tay nhanh. | ||
2. | Thực hiện 5 đúng – Nhận định người bệnh- Giải thích cho người bệnh biết việc sắp làm. | ||
3. | Kiểm tra lại thuốc sát khuẩn ống thuốc dùng gạc vô khuẩn bẻ ống thuốc. | ||
4. | Xé vỏ bao bơm tiêm và thay kim lấy thuốc | ||
5. | Rút thuốc vào bơm tiêm | ||
6. | Thay kim tiêm cho vào bao vừa đựng bơm tiêm vô khuẩn. | ||
7. | Bộc lộ vùng tiêm xác định vị trí tiêm. | ||
8. | Sát khuẩn vùng tiêm từ trong ra ngoài theo hình xoáy ốc đường kính trên 10 cm cho đến khi da sạch (tối thiểu 2 lần). | ||
9. | Cầm bơm tiêm đuổi khí. | ||
10. | Căng da đâm kim – Tiêm trong da: đâm chếch 100 -150 so với mặt da kim tiêm song song với mặt da mũi vát kim ngửa lên trên và ngập vào trong da. | ||
– Tiêm dưới da: đâm kim nhanh chếch 300 – 450 so với mặt da hoặc đâm kim vuông góc với mặt da véo/đáy da véo buông tay vùng da véo. | |||
– Tiêm bắp: đâm kim nhanh 600 -900 so với mặt da | |||
11. | Bơm thuốc: – Tiêm trong da: Bơm thuốc chậm khi có cảm giác nặng tay. | ||
– Tiêm dưới da, tiêm bắp: Rút nhẹ nòng bơm tiêm thấy không có máu thì bơm thuốc từ từ đồng thời quan sát sắc mặt người bệnh. Tốc độ tiêm bắp 1ml/10 giây | |||
12. | Hết thuốc căng da rút kim nhanh cho ngay bơm kim tiêm vào hộp an toàn. Trường hợp vị trí tiêm chảy máu hoặc rỉ thuốc thì đè áp lực trong vòng 30 giây hoặc khi không thấy máu chảy ra n a. | ||
13. | Sát khuẩn lại vị trí tiêm – Tiêm trong da: Không sát khuẩn lại trong trường hợp tiêm vắc xin. Nếu thử phản ứng khoanh tròn nơi tiêm ghi tên thuốc. | ||
– Tiêm dưới da, bắp: dùng bông gòn khô đè lên vết kim tiêm trong vòng 30 giây để phòng chảy máu | |||
14. | Hướng dẫn người bệnh nh ng điều cần thiết để người bệnh trở lại lại tư thế thích hợp thuận tiện. | ||
15. | Thu dọn dụng cụ rửa tay | ||
16. | Ghi hồ sơ – Phiếu thử phản ứng (nếu thử phản ứng). – Trong trường hợp sử dụng luân phiên các vị trí tiêm ghi rõ vị trí vừa tiêm. |
Phụ lục 2
BẢNG KIỂM KỸ THUẬT TIÊM TĨNH MẠCH
( Theo Quyết định 3671/QĐ-BYT ngày 27 tháng 9 năm 2012 của Bộ Y tế)
STT | Các bước tiến hành | Có | Không |
1. | Điều dưỡng rửa tay thường quy/sát khuẩn tay nhanh. | ||
2. | Thực hiện 5 đúng – Nhận định người bệnh giải thích cho người bệnh biết việc sắp làm. | ||
3. | Kiểm tra lại thuốc sát khuẩn ống thuốc dùng gạc vô khuẩn bẻ ống thuốc. | ||
4. | Xé vỏ bao bơm tiêm và thay kim lấy thuốc. | ||
5. | Rút thuốc vào bơm tiêm. | ||
6. | Thay kim tiêm đuổi khí cho vào bao đựng bơm tiêm vô khuẩn. | ||
7. | Bộc lộ vùng tiêm xác định vị trí tiêm. | ||
8. | Đặt gối kê tay dưới vùng tiêm (nếu cần) đặt dây ga rô/cao su phía trên vị trí tiêm khoảng 10 cm-15 cm. | ||
9. | Mang găng tay sạch (Chỉ sử dụng găng khi có nguy cơ phơi nhiễm với máu và khi da tay của người làm thủ thuật bị tổn thương). | ||
10. | Buộc dây ga rô/cao su phía trên vị trí tiêm 10 cm-15 cm. | ||
11. | Sát khuẩn sạch vùng tiêm từ trong ra ngoài theo hình xoáy ốc đường kính trên 10 cm tối thiểu 2 lần. | ||
12. | – Cầm bơm tiêm đuổi khí (nếu còn khí) – Căng da đâm kim chếch 30 độ so với mặt da và đẩy kim vào tĩnh mạch. | ||
13. | Kiểm tra có máu vào bơm tiêm, tháo dây cao su. | ||
14. | Bơm thuốc từ từ vào tĩnh mạch đồng thời quan sát theo dõi người bệnh theo dõi vị trí tiêm có phồng không. | ||
15. | Hết thuốc rút kim nhanh kéo chệch da nơi tiêm. Cho bơm kim tiêm vào hộp an toàn. | ||
16. | Dùng bông gòn khô đè lên vùng tiêm phòng chảy máu. | ||
17. | Tháo găng bỏ vào vật đựng chất thải lây nhiễm. | ||
18. | Giúp người bệnh trở lại tư thế thoải mái dặn người bệnh nh ng điều cần thiết. | ||
19. | Thu dọn dụng cụ rửa tay thường quy. | ||
20. | Ghi hồ sơ. |
Phụ lục 3
BẢNG KIỂM KỸ THUẬT TRUYỀN DỊCH TĨNH MẠCH NGOẠI VI
( Theo Quyết định 3671/QĐ-BYT ngày 27 tháng 9 năm 2012 của Bộ Y tế)
STT | Các bước tiến hành | Có | Không |
1. | Điều dưỡng rửa tay thường quy/sát khuẩn tay nhanh. | ||
2. | Thực hiện 5 đúng – nhận định người bệnh – Giải thích cho người bệnh biết việc sắp làm. | ||
3. | Cắt băng dính. Kiểm tra dịch truyền sát khuẩn nút chai pha thuốc (nếu cần). | ||
4. | Khóa dây truyền cắm dây truyền vào chai dịch. | ||
5. | Treo chai dịch lên cọc truyền đuổi khí cho dịch chảy đầu 2/3 bầu đếm giọt đầy và khoá lại. | ||
6. | Bộc lộ vùng truyền chọn tĩnh mạch đặt gối kê tay (nếu cần) dây cao su/ ga rô dưới vùng truyền. | ||
7. | Mang găng tay sạch* (Chỉ sử dụng găng khi có nguy cơ phơi nhiễm với máu và khi da tay của người làm thủ thuật bị tổn thương). | ||
8. | Buộc dây cao su/garo trên vùng truyền 10 cm-15 cm. | ||
9. | Sát khuẩn vị trí truyền từ trong ra ngoài đường kính trên 10 cm sát khuẩn đến khi da sạch (tối thiểu 2 lần). | ||
10. | Căng da đâm kim chếch 300 so với mặt da và đẩy kim vào tĩnh mạch thấy máu ở đốc kim tháo dây cao su/ garo. | ||
11. | Mở khoá truyền cho dịch chảy để thông kim. | ||
12. | Cố định đốc kim, che và cố định thân kim bằng gạc vô khuẩn hoặc băng dính trong, cố định dây truyền dịch bằng băng dính. | ||
13. | Tháo găng và bỏ vào vật đựng chất thải lây nhiễm vệ sinh tay. | ||
14. | Rút gối kê tay và dây cao su/garo cố định tay người bệnh (nếu cần). | ||
15. | Điều chỉnh tốc độ dịch chảy theo y lệnh | ||
16. | Hướng dẫn người bệnh và người nhà người bệnh nh ng điều cần thiết cho người bệnh nằm ở tư thế thích hợp thuận tiện. | ||
17. | Thu dọn dụng cụ rửa tay. | ||
18. | Ghi phiếu truyền dịch và phiếu chăm sóc. |
BẢNG KIỂM
KỸ THUẬT TIÊM DƯỚI DA
Thời gian:………………………. …………………………………………………….
Họ tên người được đánh giá:………….….…….Khoa……………………………..
TT | NỘI DUNG | Thực hiện đầy đủ | Thực hiện không đủ | Không thực hiện |
* Chuẩn bị người bệnh. | ||||
1 | Xem y lệnh, thông báo cho người bệnh | |||
* Chuẩn bị người Điều dưỡng. | ||||
2 | Điều dưỡng có đủ mũ, áo, khẩu trang, rửa tay thường quy. | |||
* Chuẩn bị dụng cụ. | ||||
3 | Hộp vô khuẩn: Gạc, bông cầu. | |||
4 | 2 khay chữ nhật, trụ cắm 1 kìm Kocher, lọ cồn 70o, 2 cốc đựng bông cầu, găng tay. | |||
5 | Thuốc tiêm theo chỉ định, bơm kim tiêm, kim lấy thuốc. | |||
6 | Hộp chống sốc, huyết áp, ống nghe, gối kê tay, dây ga rô. | |||
7 | Túi đựng rác thải y tế, rác thải tái chế, hộp đựng vật sắc nhọn. | |||
* Kỹ thuật tiến hành. | ||||
8 | Mang dụng cụ đến bên giường người bệnh. Thực hiện 5 đúng | |||
9 | Sát khuẩn tay lần 1, chọn bơm tiêm thích hợp. Thay kim tiêm bằng kim lấy thuốc. | |||
10 | Sát khuẩn đầu ống thuốc, bẻ ống thuốc bằng gạc vô khuẩn. | |||
11 | Lấy thuốc vào bơm tiêm, thay kim, đuổi khí đúng kỹ thuật đặt vào khay vô khuẩn. | |||
12 | Động viên người bệnh | |||
13 | Để người bệnh đúng tư thế, bộc lộ vùng tiêm, xác định vị trí tiêm | |||
14 | Sát khuẩn vùng da chỗ tiêm đường kính rộng 5 cm, từ trong ra ngoài 2 lần theo hình xoáy ốc | |||
15 | Sát khuẩn tay lần 2 | |||
16 | Tay không thuận véo da phía trên vị trí tiêm | |||
17 | Tay thuận cầm bơm tiêm ngửa vũi vát lên trên để kim chếch 450 so với mặt da, đâm kim nhanh vào dưới da | |||
18 | Xoay pít tông, thấy không có mau | |||
19 | Bơm thuốc chậm, theo dõi sắc mặt người bệnh | |||
20 | Hết thuốc, kéo chệch da, rút kim nhanh | |||
21 | Sát khuẩn lại vùng tiêm bằng bông cồn vô khuẩn | |||
22 | Để người bệnh nghỉ ngơi, dặn bệnh nhân những điều cần thiết | |||
23 | Thu dọn dụng cụ, ghi phiếu công khai thuốc |
Người đánh giá
BẢNG KIỂM
KỸ THUẬT TRUYỀN TĨNH MẠCH
Thời gian:…………………………………………………………………………
Họ tên người được đánh giá:……….…….……….Khoa……………………….
TT | NỘI DUNG | Thực hiện đầy đủ | Thực hiện không đủ | Không thực hiện |
* Chuẩn bị người bệnh. | ||||
1 | Xem y lệnh, thực hiện kiểm tra 5 đúng. | |||
2 | Giải thích để người bệnh yên tâm, dặn người bệnh những điều cần thiết. | |||
* Chuẩn bị người Điều dưỡng. | ||||
3 | Điều dưỡng có đủ mũ, áo, rửa tay thường quy. | |||
* Chuẩn bị dụng cụ và thuốc. | ||||
4 | Hộp vô khuẩn: Gạc, bông cầu. | |||
5 | 2 khay chữ nhật, trụ cắm 1 kìm Kocher, lọ cồn 70o, cồn Iốt, 2 cốc đựng bông cầu, kéo, băng dính. | |||
6 | Dịch truyền theo chỉ định, dây truyền, phiếu theo dõi truyền dịch. | |||
7 | Hộp chống sốc, huyết áp, ống nghe, đồng hồ bấm giây, găng tay, gối kê tay, dây garo, cọc truyền. | |||
8 | Túi đựng rác thải y tế, rác thải tái chế, hộp đựng vật sắc nhọn. | |||
* Kỹ thuật tiến hành. | ||||
9 | Kiểm tra dịch truyền theo y lệnh, bật nút chai truyền | |||
10 | Xé túi đựng dây truyền, khoá dây truyền lại, cắm dây truyền vào chai dịch. | |||
11 | Treo chai dịch lên cọc truyền, đuổi khí trong dây truyền khoá lại. | |||
12 | Thông báo lại cho người bệnh, giúp người bệnh ở tư thế thuận lợi, bộc lộ vùng truyền, xác định vị trí truyền. | |||
13 | Đặt gối dưới vùng truyền, đặt dây ga rô trên vị trí truyền. | |||
14 | Thắt dây ga rô, sát khuẩn vị trí truyền bằng cồn iôd, cồn 700. | |||
15 | Điều dưỡng sát khuẩn tay nhanh/ mang găng (Chỉ sử dụng găng khi có nguy cơ phơi nhiễm với máu và khi da tay của người làm thủ thuật bị tổn thương). | |||
16 | Đâm kim vào tĩnh mạch, khi thấy máu vào đốc kim, tháo dây garô. | |||
17 | Mở khoá cho dịch chảy, cố định đốc kim, đặt gạc phủ vùng truyền. | |||
18 | Điều chỉnh tốc độ nhỏ giọt theo chỉ định, bỏ gối kê tay, dây ga rô, quan sát sắc mặt người bệnh | |||
* Thu dọn dụng cụ. | ||||
19 | Dặn người bệnh những điều cần thiết trước khi rời khỏi giường. | |||
20 | Thu dọn dụng cụ, tháo găng, ghi phiếu tiêm truyền, công khai thuốc, phiếu chăm sóc. |
BẢNG KIỂM
KỸ THUẬT RỬA TAY THƯỜNG QUY
Thời gian:…………………………………………………………………………
Họ tên người được đánh giá:……………………….Khoa………………………
TT | NỘI DUNG | Thực hiện đầy đủ | Thực hiện không đủ | Không thực hiện |
* Chuẩn bị người Điều dưỡng. | ||||
1 | Điều dưỡng có đủ mũ, áo, khẩu trang | |||
2 | Tháo bỏ trang sức ở tay, cắt móng tay, xắn áo lên quá khuỷu tay | |||
* Chuẩn bị dụng cụ. | ||||
3 | Lavabo, vòi nước, nước sạch, xà phòng sát khuẩn tay hoặc dung dịch rửa tay, khăn lau tay, thùng đựng khăn lau tay bẩn, bấm móng tay | |||
* Kỹ thuật tiến hành. | ||||
4 | Mở vòi nước bằng khuỷu tay hoặc chân, làm ướt 2 bàn tay, lấy 3 – 5 ml dung dịch rửa tay chà 2 lòng bàn tay vào nhau ( 5 lần ). | |||
5 | Chà lòng bàn tay này lên mu và kẽ ngoài các ngón tay của bàn tay kia và ngược lại ( 5 lần ). | |||
6 | Chà 2 lòng bàn tay vào nhau miết mạnh các kẽ trong ngón tay (5 lần) | |||
7 | Chà mặt ngoài các ngón tay của bàn tay này vào lòng bàn tay kia và ngược lại ( 5 lần ). | |||
8 | Dùng bàn tay này xoay ngón cái của bàn tay kia và ngược lại (5 lần) | |||
9 | Xoay các đầu ngón tay này vào lòng bàn tay kia và ngược lại (5 lần) | |||
10 | Rửa sạch tay dưới vòi nước chảy đến cổ tay và khoá vòi nước bằng khuỷu tay | |||
11 | Dùng khăn thấm khô tay. Bỏ khăn vào thùng đựng khăn bẩn | |||
12 | Thu dọn dụng cụ |
BẢNG KIỂM
SÁT KHUẨN TAY NHANH BẰNG DUNG DỊCH CHỨA CỒN
Thời gian:………………………………………………………………………….
Họ tên người được đánh giá:……………………….Khoa…………….…………
TT | NỘI DUNG | Thực hiện đầy đủ | Thực hiện không đủ | Không thực hiện |
* Chuẩn bị người Điều dưỡng. | ||||
1 | Điều dưỡng có đủ mũ, áo, khẩu trang | |||
2 | Tháo bỏ trang sức ở tay, cắt móng tay, xắn áo lên quá khuỷu tay | |||
* Chuẩn bị dụng cụ. | ||||
3 | Lọ đựng dung dịch sát khuẩn luôn có sẵn trên xe tiêm, xe thay băng, phòng thủ thuật | |||
* Kỹ thuật tiến hành. | ||||
4 | Lấy 3 – 5ml dung dịch sát khuẩn tay vào lòng bàn tay. Chà 2 lòng bàn tay vào nhau (5 lần) | |||
5 | Chà lòng bàn tay này lên mu và kẽ ngoài các ngón tay của bàn tay kia và ngược lại (5 lần). | |||
6 | Chà 2 lòng bàn tay vào nhau miết mạnh các kẽ trong ngón tay (5 lần) | |||
7 | Chà mặt ngoài các ngón tay của bàn tay này vào lòng bàn tay kia và ngược lại (5 lần). | |||
8 | Dùng bàn tay này xoay ngón cái của bàn tay kia và ngược lại (5 lần). | |||
9 | Xoay các đầu ngón tay này vào lòng bàn tay kia và ngược lại. Chà đến khi tay khô. | |||
10 | Thu dọn dụng cụ |
BẢNG KIỂM
KỸ THUẬT TIÊM TRONG DA
Thời gian:…….……………………………………………………………………
Họ tên người được đánh giá:……………………….Khoa………………….……
TT | NỘI DUNG | Thực hiện đầy đủ | Thực hiện không đủ | Không thực hiện |
* Chuẩn bị người bệnh. | ||||
1 | Xem y lệnh, thông báo cho người bệnh | |||
* Chuẩn bị người Điều dưỡng. | ||||
2 | Điều dưỡng có đủ mũ, áo, khẩu trang, rửa tay thường quy. | |||
* Chuẩn bị dụng cụ. | ||||
3 | Hộp vô khuẩn: Gạc, bông cầu. | |||
4 | 2 khay chữ nhật, trụ cắm 1 kìm Kocher, lọ cồn 70o 2 cốc đựng bông cầu, găng tay. | |||
5 | Thuốc tiêm theo chỉ định, bơm kim tiêm, kim lấy thuốc. | |||
6 | Hộp chống sốc, huyết áp, ống nghe, gối kê tay, dây ga rô. | |||
7 | Túi đựng rác thải y tế, rác thải tái chế, hộp đựng vật sắc nhọn. | |||
* Kỹ thuật tiến hành. | ||||
8 | Mang dụng cụ đến bên giường người bệnh. Thực hiện 5 đúng | |||
9 | Sát khuẩn tay lần 1, chọn bơm tiêm thích hợp.Thay kim tiêm bằng kim lấy thuốc. | |||
10 | Sát khuẩn đầu ống thuốc, bẻ ống thuốc bằng gạc vô khuẩn. | |||
11 | Lấy thuốc vào bơm tiêm, thay kim, đuổi khí đúng kỹ thuật đặt vào khay vô khuẩn. | |||
12 | Động viên người bệnh | |||
13 | Để người bệnh đúng tư thế, bộc lộ vùng tiêm, xác định vị trí tiêm | |||
14 | Sát khuẩn vùng da chỗ tiêm đường kính rộng 5 cm, từ trong ra ngoài 2 lần theo hình xoáy ốc | |||
12 | Sát khuẩn tay lần 2 | |||
13 | Tay không thuận căng da vị trí tiêm | |||
14 | Tay thuận cầm bơm tiêm đâm kim chếch 150 so với mặt da, ngập hết mũi vát | |||
15 | Bơm thuốc vào cho đến khi nổi phồng da cam bằng hạt ngô thì thôi và màu da chỗ tiêm trắng bệch, hỏi cảm giác của NB trong khi tiêm. Quan sát vị trí tiêm và sắc mặt NB. | |||
16 | Bơm thuốc chậm. Quan sát vị trí tiêm và theo dõi sắc mặt người bệnh | |||
17 | Hết thuốc rút kim ra và căng da vùng tiêm để cho thuốc không chảy ra (nếu tiêm vacxin phòng bệnh thì không sát khuẩn lại bằng bông cồn) | |||
18 | Để người bệnh nghỉ ngơi, dặn bệnh nhân những điều cần thiết | |||
19 | Thu dọn dụng cụ, ghi phiếu công khai thuốc |
BẢNG KIỂM
KỸ THUẬT TIÊM BẮP
Thời gian:……………………………………………………………………………
Họ tên người được đánh giá:………………….Khoa………………………………
TT | NỘI DUNG | Thực hiện đầy đủ | Thực hiện không đủ | Không thực hiện |
* Chuẩn bị người bệnh. | ||||
1 | Xem y lệnh, thông báo cho người bệnh | |||
* Chuẩn bị người Điều dưỡng. | ||||
2 | Điều dưỡng có đủ mũ, áo, khẩu trang, rửa tay thường quy. | |||
* Chuẩn bị dụng cụ. | ||||
3 | Hộp vô khuẩn: Gạc, bông cầu. | |||
4 | 2 khay chữ nhật, trụ cắm 1 kìm Kocher, lọ cồn 70o, 2 cốc đựng bông cầu, găng tay. | |||
5 | Thuốc tiêm theo chỉ định, bơm kim tiêm, kim lấy thuốc. | |||
6 | Hộp chống sốc, huyết áp, ống nghe, gối kê tay, dây ga rô. | |||
7 | Túi đựng rác thải y tế, rác thải tái chế, hộp đựng vật sắc nhọn. | |||
* Kỹ thuật tiến hành. | ||||
8 | Mang dụng cụ đến bên giường người bệnh. Thực hiện 5 đúng | |||
9 | Sát khuẩn tay lần 1, chọn bơm tiêm thích hợp.Thay kim tiêm bằng kim lấy thuốc. | |||
10 | Sát khuẩn đầu ống thuốc, bẻ ống thuốc bằng gạc vô khuẩn. | |||
11 | Lấy thuốc vào bơm tiêm, thay kim, đuổi khí đúng kỹ thuật đặt vào khay vô khuẩn. | |||
12 | Động viên người bệnh | |||
13 | Để người bệnh đúng tư thế, bộc lộ vùng tiêm, xác định vị trí tiêm | |||
14 | Sát khuẩn vùng da chỗ tiêm đường kính rộng 5 cm, từ trong ra ngoài 2 lần theo hình xoáy ốc | |||
15 | Sát khuẩn tay lần 2 | |||
16 | Tay trái căng da vùng tiêm, tay phải cầm bơm tiêm ngửa mũi vát | |||
17 | Để kim chếch 600 so với mặt da, đâm kim nhanh vào bắp thịt | |||
18 | Xoay pít tông, thấy không có máu | |||
19 | Bơm thuốc chậm, theo dõi sắc mặt người bệnh | |||
20 | Hết thuốc, kéo chệch da, rút kim nhanh | |||
21 | Sát khuẩn lại vùng tiêm bằng bông cồn vô khuẩn | |||
22 | Để người bệnh nghỉ ngơi, dặn bệnh nhấn những điều cần thiết | |||
23 | Thu dọn dụng cụ, ghi phiếu công khai thuốc |
BẢNG KIỂM
KỸ THUẬT TIÊM TĨNH MẠCH
Thời gian: ………………………………………………………………………………………………..
Họ tên người được đánh giá:…………………………………..Khoa:…………………………..
TT | NỘI DUNG | Thực hiện đầy đủ | Thực hiện không đủ | Không thực hiện |
* Chuẩn bị người bệnh. | ||||
1 | Xem y lệnh, thực hiện kiểm tra 5 đúng. | |||
2 | Giải thích để người bệnh yên tâm, dặn người bệnh những điều cần thiết. | |||
* Chuẩn bị người Điều dưỡng. | ||||
3 | Điều dưỡng có đầy đủ mũ, áo, rửa tay thường quy. | |||
* Chuẩn bị dụng cụ và thuốc. | ||||
4 | Hộp vô khuẩn: Gạc, bông cầu. | |||
5 | 2 khay chữ nhật, trụ cắm 1 kìm Kocher, lọ cồn 70o 2 cốc đựng bông cầu, găng tay. | |||
6 | Thuốc tiêm theo chỉ định, bơm kim tiêm, kim lấy thuốc. | |||
7 | Hộp chống sốc, huyết áp, ống nghe. | |||
8 | Túi đựng rác thải y tế, rác thải tái chế, hộp đựng vật sắc nhọn. | |||
* Kỹ thuật tiến hành. | ||||
9 | Kiểm tra bơm kim tiêm, thuốc theo y lệnh, sát khuẩn, dùng gạc bẻ ống thuốc. | |||
10 | Rút thuốc vào bơm tiêm, thay kim lấy thuốc bằng kim tiêm, đuổi hết khí. | |||
11 | Giúp người bệnh ở tư thế thuận lợi, bộc lộ vùng tiêm, xác định vị trí tiêm. | |||
12 | Đặt gối kê tay, dây ga rô. | |||
13 | Thắt dây ga rô, sát khuẩn vị trí tiêm bằng cồn Iốt, cồn 700. | |||
14 | Điều dưỡng sát khuẩn tay nhanh/mang găng (Chỉ sử dụng găng khi có nguy cơ phơi nhiễm với máu và khi da tay của người làm thủ thuật bị tổn thương). | |||
15 | Điều dưỡng: 1 tay cố định tĩnh mạch, 1 tay cầm bơm kim tiêm đâm nhanh qua da một góc 15o – 30o so với mặt da. | |||
16 | Rút nhẹ ruột bơm tiêm khi thấy máu trào vào đốc kim, tháo dây garô. | |||
17 | Bơm thuốc từ từ và quan sát sắc mặt người bệnh. | |||
18 | Bơm hết thuốc, rút nhanh kim, kéo chệch da nơi tiêm, Dùng bông cầu khô đè lên vùng tiêm phòng chảy máu. | |||
19 | Giúp người bệnh nằm lại tư thế thoải mái. | |||
* Thu dọn dụng cụ. | ||||
20 | Thu dọn dụng cụ, tháo găng (nếu có), rửa tay, ghi phiếu công khai thuốc, phiếu chăm sóc. |
Người đánh giá
Một số bài viết khác:
QUY TRÌNH GHI ĐIỆN TÂM ĐỒ
QUY TRÌNH THEO DÕI DẤU HIỆU SINH TỒN
QUY TRÌNH DỰ PHÒNG – CHĂM SÓC VÀ ĐIỀU TRỊ MẢNG MỤC
QUY TRÌNH KỸ THUẬT CHUYỂN NGƯỜI BỆNH TỪ GIƯỜNG SANG XE ĐẨY VÀ NGƯỢC LẠI
QUY TRÌNH KỸ THUẬT CHUYỂN NGƯỜI BỆNH TỪ GIƯỜNG SANG CÁNG VÀ NGƯỢC LẠI
QUY TRÌNH THAY VẢI TRẢI GIƯỜNG CHO NGƯỜI BỆNH