LẠC NỘI MẠC TỬ CUNG

I. ĐẠI CƯƠNG

Là tình trạng bệnh lý khi có sự hiện diện của nội mạc tử cung gồm tuyến và mô đệm ở một vị trí khác ngoài lòng tử cung.

II. NGUYÊN NHÂN

– Sự trào ngược của kinh nguyệt

– Biến đổi của tế bào phôi thai

– Sẹo do phẫu thuật

– Sự dịch chuyển của các tế bào nội mạc tử cung

– Các vấn đề của hệ miễn dịch

– Xu hướng do di truyền

– Các yếu tố nguy cơ khác: Tiền sử viêm vùng chậu, kinh nguyệt trước 12 tuổi, tử cung âm đạo bất thường, hóa chất công nghiệp dioxin

III. CHẨN ĐOÁN

3.1. Triệu chứng cơ năng

– Đau hoặc vô sinh.

– Đau bao gồm đau bụng kinh, giao hợp đau và đau bụng vùng chậu mạn tính.

– Triệu chứng ít gặp hơn, đi ngoài, đi tiểu khó, đi tiểu ra máu, chảy máu trực tràng và đau vai.

– Rối loạn kinh nguyệt, bao gồm rong kinh và rong huyết.

– Khó có thai bao gồm các tình trạng suy giảm khả năng có thai hay vô sinh, kết cục thai sản có chiều hướng bất lợi.

3.2. Triệu chứng lâm sàng

Khám bệnh nhân trong lúc có kinh sẽ giúp nhận định tổn thương dễ dàng hơn.

Tùy vị trí ổn thương có các dạng như sau:

– Âm hộ, tầng sinh môn: Vết cắt tầng sinh môn là vị trí thường gặp của nốt LNMTC.

– Cổ tử cung: Có nốt màu xanh tím gây đau, to ra khi có kinh.

– Tử cung: Kích thước bình thường hoặc lớn hơn bình thường trong trường hợp lạc tuyến vào cơ tử cung.

– Khám có thể thấy nốt ở vách âm đạo – trực tràng hay thấy được các nốt ở thành âm đạo hoặc khối u ở phần phụ.

3.3. Cận lâm sàng

– Tổng phân tích tế bào máu ngoại vi

– Định lượng beta HCG, sinh hóa máu, tổng phân tích nước tiểu

– Nhóm máu, đông máu (Trong trường hợp rong kinh, rong huyết nhiều)

– Siêu âm tử cung phần phụ

– Chụp cộng hưởng từ (MRI)

– Nội soi ổ bụng nang màu đen, nâu đen, xanh sẫm, trong chứa dịch giống sôcôla

– Mô bệnh học xem là tiêu chuẩn quan trọng để chẩn đoán xác định LNMTC.

IV. ĐIỀU TRỊ

Điều trị đau kèm lạc nội mạc tử cung

4.1. Điều trị ngoại trú

– Thuốc viên tránh thai phối hợp hoặc Progestin đơn thuần đƣợc dùng làm điều

trị đầu tay hiện nay.

– Nếu sau 3 tháng điều trị bước đầu thất bại (nghĩa là vẫn còn đau), chuyển qua điều trị bước hai với Danazol hoặc Gestione hoặc dụng cụ tránh thai có Levonorgestrel hoặc GnRH đồng vận kết hợp với liệu pháp bổ trợ từ lúc bắt đầu điều trị.

– Các loại thuốc

+ Thuốc viên tránh thai phối hợp: liều thấp 20-30 µg ethinyl estradiol và một progestagen bất kỳ.

+ Progestogen: Medroxyprogesterone Acetate (MPA) dạng viên, Depot medroxyprogesterone acetate (DMPA), Norethisterone acetate, Cyproterone acetate, Dienogest và Danazol.

+ Kháng progestogen: Gestrinone

+ Dụng cụ tử cung phóng thích chậm Levonorgestrel

+ GnRH đồng vận: Nafarelin, Leuprolide, Buserelin, Goserelin và Triptorelin

+ Khác: Chất ức chế men thơm hóa, kháng viêm không steroid và các thuốc giảm đau.

4.2. Điều trị ngoại khoa khi có chỉ định nhập viện

– Mục tiêu là lấy đi những tổn thương LNMTC gây đau và dính. Nguy cơ tái phát sau 10 năm là 40% và phải mổ lại sau 2 năm là 20%.

– Điều trị ngoại khoa với nang LNMTC có thể có hiệu quả giảm đau, nhưng cần cân nhắc đến khả năng ảnh hưởng lâu dài và bất lợi cho các điều trị vô sinh sau này vì chức năng buồng trứng giảm đi. Chỉ định bóc nang LNMTC qua nội soi khi nang có kích thước < 3cm.

– Không nên thực hiện điều trị nội tiết trước phẫu thuật vì không có hiệu quả cải thiện đau.

– Điều trị nội tiết hỗ trợ sau phẫu thuật không có hiệu quả cải thiện thêm triệu chứng đau.

Phối hợp điều trị nội khoa sau phẫu thuật để dự phòng tái phát LNMTC.

V. TIÊN LƯỢNG VÀ BIẾN CHỨNG

LNMTC là bệnh lý phổ biến, mãn tính tiến triển phức tạp, lâm sàng đa dạng ảnh hưởng chất lượng cuộc sống do đau, hiếm muộn, nguy cơ tái phát cao. Tỷ lệ ung thư xuất phát từ mô LNMTC 0.7-1%. Điều trị nội khoa giảm đau 80-90%, giảm kích thước nhưng không loại bỏ được tổn thương LNMTC, tái phát khi ngưng điều trị, nhiều tác dụng phụ, không cải thiện tỉ lệ có thai trong hiếm muộn. Điều trị nội khoa kéo dài cần theo dõi biến chứng do tác dụng phụ thuốc gây ra. Nguy cơ mãn kinh sớm ở bệnh nhân phẫu thuật tận gốc. Nên có kế hoạch quản lý và điều trị lâu dài đối với từng cá thể bệnh khác nhau.

VI. PHÒNG BỆNH

Không thể ngăn ngừa được lạc nội mạc tử cung nhưng có thể giảm nguy cơ phát triển bệnh bằng cachs giảm nồng độ hormone estrogen

VII. TÀI LIỆU THAM KHẢO

Phác đồ điều trị phụ khoa bệnh viện Hùng Vương.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *