1. ĐẠI CƯƠNG
Là kỹ thuật thu ảnh lồng ngực bằng máy chụp cắt lớp vi tính, chẩn đoán bệnh lý phổi, trung thất, thành ngực.
2. CHỈ ĐỊNH
Các tổn thương thành ngực, phổi, trung thất, tim…
3. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
- Tuyệt đối : có tiền sử dị ứng với thuốc cản quang i-ốt.
- Tương đối : hen phế quản, cơ địa dị ứng thuốc hoặc với các kháng nguyên khác, có bệnh lý thận, gây tăng mức độ nặng của bệnh lý thận như suy thận, phụ nữ có thai.
- Thiếu máu hồng cầu lớn (Macro globulinaemia), suy gan nặng, tăng và hạ huyết áp, phù não.
- Theo hướng dẫn sử dụng của thuốc cản quang (phụ lục I).
4. THẬN TRỌNG
– Thuốc cản quang có thể gây ra phản ứng dị ứng hoặc phản vệ (tỷ lệ rất thấp).
– Người bệnh mắc hội chứng sợ không gian hẹp.
– Tiềm ẩn rủi ro nếu tiếp xúc với nguồn bức xạ thường xuyên.
5. CHUẨN BỊ
5.1. Người thực hiện
– Nhân lực trực tiếp: Bác sỹ chuyên khoa CĐHA, Kỹ thuật viên CĐHA.
– Nhân lực hỗ trợ: Bác sĩ lâm sàng, Điều dưỡng lâm sàng.
5.2. Thuốc
Thuốc cản quang Iobitridol; sử dụng đường tiêm tĩnh mạch; liều lượng: thường sử dụng từ 100-120 ml (tùy thuộc vào loại thuốc cản quang i-ốt: hàm lượng iod và chỉ số BMI của người bệnh).
5.3. Vật tư
- Bơm tiêm 100ml.
- Kim tiêm luồn 18G (hoặc 21G), dây truyền.
- Dung dịch sát khuẩn da, niêm mạc.
- Nước cất hoặc nước muối sinh lý.
- Găng tay, mũ, khẩu trang phẫu thuật.
- Bộ khay quả đậu, kẹp phẫu thuật.
- Bông, gạc phẫu thuật, băng dính lụa.
- Hộp thuốc và dụng cụ cấp cứu tai biến thuốc cản quang.
5.4. Trang thiết bị
– 01 Máy chụp CLVT.
– 01 máy tiêm điện.
– Áo chì.
– 01 hệ thống máy tính xử lý, lưu trữ hình ảnh.
– 01 máy in film; 03 film CT (35×43 inch).
5.5. Người bệnh
- Phiếu chỉ định chụp CLVT có tiêm thuốc cản quang.
- Người bệnh được giải thích về thủ thuật để phối hợp với KTV.
- Ký giấy cam đoan chụp CLVT có tiêm thuốc.
- Tháo bỏ tất cả đồ kim loại có trên vùng cần chụp.
- Người bệnh quá kích thích, không nằm yên: Cần cho thuốc an thần…
5.6. Hồ sơ bệnh án
5.7. Thời gian thực hiện kỹ thuật
Từ 01 giờ đến 1,5 giờ.
5.8. Địa điểm thực hiện kỹ thuật
Phòng chụp Cắt lớp vi tính – Khoa Chẩn đoán hình ảnh.
5.9. Kiểm tra hồ sơ
– Đánh giá tính chính xác của người bệnh: đúng người bệnh, đúng chẩn đoán, chỉ định, chống chỉ định, tiền sử dị ứng thuốc…
– Thực hiện bảng kiểm:
Trước khi chụp | Trong khi chụp | Sau khi chụp | ||||||
có | không | có | không | có | không | |||
Người thực hiện | Khởi động máy và sấy bóng | Kiểm tra tình trạng người bệnh | ||||||
Hệ thống chụp | Cấp thuốc cản quang vào Piton | Tháo đường truyền, cho bệnh nhân xuống bàn chụp | ||||||
Thuốc, vật tư tiêu hao | Đặt bệnh nhân đúng tư thế | Đưa máy về trạng thái ban đầu | ||||||
Hồ sơ, phiếu chỉ định, giấy cam đoan | Đặt đường tiêm tĩnh mạch cho bệnh nhân | Vệ sinh và thu dọn dụng cụ | ||||||
Đối chiếu đúng họ tên, tuổi địa chỉ bệnh nhân | Đặt Protocol và thông số chụp | Nhập sổ theo dõi | ||||||
Giải thích cho bệnh nhân, hướng dẫn tháo các vật kim loại. | Tiến hành phát tia: Trước tiêm, trong khi tiêm và sau tiêm. | Tiến hành xử lý hình ảnh và in phim | ||||||
Luôn theo dõi tình trạng người bênh. | Đọc kết quả và trả kết quả |
6. TIẾN HÀNH QTKT
6.1. Bước 1: Chuẩn bị máy chụp CLVT và thuốc cản quang
– Khởi động máy chụp CLVT và sấy bóng.
– Cấp thuốc cản quang vào Piton của máy bơm điện theo liều lượng được khuyến cáo (1-1,5 ml/kg), kết nối dây truyền, kim luồn 18G (hoặc 21G).
6.2. Bước 2: Đặt người bệnh
- Người bệnh nằm ngửa trên bàn chụp, hai chân hai tay duỗi thẳng.
- KTV CĐHA đặt kim luồn đường tĩnh mạch cho người bệnh.
- Tư thế nằm ngửa, cân đối, hai chân duỗi thẳng, hai tay dơ cao đặt cạnh đầu, đảm bảo độ dài dây truyền luôn đủ dài khi máy chạy.
6.3. Bước 3: Đặt Protocol và thông số chụp
– Di chuyển bàn chụp vào trong máy.
– Chọn trình chụp CLTV cột sống ngực có tiêm theo cài đặt của máy.
6.4. Bước 4:Tiến hành phát tia
– Trình phát tia để đặt Protocol (đặt protocol từ trên bờ trên thân đốt sống C7 đến cực trên nhu mô thận).
– Trình phát tia trước tiêm.
– Trình bơm thuốc, tốc độ tiêm từ 3 – 5 ml/s.
– Trình phát tia sau tiêm.
– Luôn theo dõi tình trạng của người bệnh trong quá trình tiêm và phát tia.
6.5. Bước 5:Kết thúc quá trình chụp
– Kiểm tra trạng thái của người bệnh.
– Tháo đường truyền, đưa người bệnh về khoa lâm sàng nằm nghỉ 30 phút để theo dõi hậu tiêm thuốc cản quang.
– Đưa máy chụp về trạng thái ban đầu.
– Tiến hành vệ sinh khay tiêm, đảm bảo 5S, phân loại rác.
– Nhập sổ theo dõi người bệnh.
6.6. Bước 6: Xử lý hình ảnh
– KTV xử lý hình ảnh trên hệ thống máy tính.
– Các lớp cắt cân xứng, độ tương phản hình ảnh tốt, phù hợp.
– In phim.
– Thời gian xử lý: 10 – 30 phút.
6.7. Bước 7: Bác sĩ CĐHA đọc phim
Đọc tổn thương, mô tả trên máy tính và in phiếu kết quả.
6.8. Bước 8: Trả kết quả
Kết quả bao gồm phim, phiếu kết quả, phiếu chỉ định.
7. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN
- Sợ hãi, kích động: động viên, an ủi người bệnh.
- Xử trí tai biến thuốc cản quang: thực hiện theo quy trình Chẩn đoán và xử trí tai biến thuốc cản quang (phụ lục II).
- Phản vệ do thuốc cản quang: thực hiện theo thông tư 51/2017/TT-BYT ngày 29/12/2017 của Bộ Y tế (phụ lục III).
8. TÀI LIỆU THAM KHẢO
– Quyết định số 25/QĐ-BYT ngày 03/01/2014 của Bộ Y Tế về việc ban hành tài liệu “Hướng dẫn quy trình kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh và điện quang can thiệp”.
– Quyết định số 3023/QĐ-BYT ngày 28/07/2023 của Bộ Y Tế về việc ban hành “Đề cương tài liệu chuyên môn hướng dẫn quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh”.
– Thông tư 51/2017/TT-BYT ngày 29/12/2017 của Bộ Y tế về “Hướng dẫn phòng, chẩn đoán và xử trí phản vệ”.
Một số bài viết khác:
QUY TRÌNH KỸ THUẬT TRUYỀN MÁU
QUY TRÌNH KỸ THUẬT TRUYỀN DỊCH TĨNH MẠCH
QUY TRÌNH KỸ THUẬT TIÊM TĨNH MẠCH
QUY TRÌNH KỸ THUẬT TIÊM DƯỚI DA
QUY TRÌNH KỸ THUẬT TIÊM BẮP
QUY TRÌNH KỸ THUẬT CHĂM SÓC RĂNG MIỆNG ĐẶC BIỆT