I. ĐỊNH NGHĨA
Điện tâm đồ là một đường cong, đồ thị tuần hoàn, ghi lại các biến thiên của các điện cực do tim phát ra trong một hoạt động co bóp. Điện tâm đồ có thể coi là một đồ thị có hoành độ là thời gian, tung độ là điện thế của dòng điện tim.
II. CHỈ ĐỊNH
Tùy theo bệnh cảnh người bệnh mà chỉ định làm điện tim một chuyển đạo hay 12 chuyển đạo.
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH: Không có chống chỉ định làm điện tim.
IV. TÀI LIỆU VIỆN DẪN
- “Hướng dẫn quy trình chăm sóc người bệnh tập II” NXB Y học, Ban hành theo Quyết định Số: 1108/2004/QĐ-BYT của Bộ trưởng Bộ Y tế ngày 29 tháng 3 năm 2004.
- Quyết định số 1904/QĐ-BYT ngày 30 tháng 5 năm 2014 về việc ban hành tài liệu ” Hướng dẫn quy trình kỹ thuật chuyên ngành hồi sức- cấp cứu và chống độc” của Bộ Y tế.
V. THUẬT NGỮ/VIẾT TẮT
5.1. Định nghĩa: Không
5.2. Viết tắt
- NB: Người bệnh
- ĐDCS: Điều dưỡng chăm sóc
- SK: Sát khuẩn
VI. NỘI DUNG
TT | Diễn giải | Trách nhiệm |
Bước 1 | – Rửa tay thường quy, hoặc SK tay nhanh, đội mũ, đeo khẩu trang | ĐDCS |
Bước 2 | – Được giải thích về cách tiến hành kỹ thuật. – Nằm yên tĩnh, mắt nhìn vào 1 điểm. – Nếu người bệnh kích thích vật vã thì phải dùng thuốc an thần. | ĐDCS |
Bước 3 | Chuẩn bị phương tiện: – Máy điện tâm đổ có đủ dây dẫn và bản điện cực – Có hệ thống dây đất tốt – Các chất dẫn điện (paste) hoặc nước muối sinh lý 0,9%. – Gạc để lau bẩn trên da người bệnh trước khi gắn điện cực và lau chất dẫn điện sau khi ghi | ĐDCS |
Bước 4 | – Thử test trước khi ghi điện tâm đồ: v/d: 1mV=10mm – Dùng gạc lau da người bệnh và bôi chất dẫn điện lên vị trí đặt điện cực – Vị trí đặt điện cực thăm dò của 6 chuyển đạo trước tim thông dụng (từ VI đến V6): – V1: khoảng liên sườn 4 bên phải, sát bờ xương ức. – V2: khoảng liên sườn 4 bên trái, , sát bờ xương ức – V3: điểm giữa thẳng nối V2 với V4. – V4: giao điểm của đường dọc đi qua điểm giữa xương đòn trái với đường ngang đi qua mỏm tim (nếu không xác định được vị trí mỏm tim thì lấy khoảng liên sườn 5 trái). – V5: giao điểm của đường nách trước với đường ngang đi qua V4 – V6: giao điểm của đường nách giữa với đường ngang đi qua V4, V5. – Chuyển đạo D1: điện cực âm ở tay phải, điện cực dương ở tay trái. – Chuyển đạo D2: điện cực âm ở tay phải, điện cực dương ở chân trái – Chuyển đạo D3: điện cực âm ở tay trái, điện cực ở chân trái. – Bật máy, ghi điện tâm đổ – Tắt máy, tháo các điện cực – Lau sạch chất dẫn điện, mặc áo cho người bệnh. Đưa người bệnh về giường nếu làm tại phòng điện tim – Theo dõi: Điều dưỡng nhận định sơ bộ điện tim bình thường hay bất thường. Nếu bất thường báo ngay cho bác sĩ xử trí kịp thời. | ĐDCS |
Bước 5 | – Ghi hồ sơ, theo dõi, báo cáo tình trạng của người bệnh sau khi ghi điện tâm đổ. – Ngày giờ ghi điện tâm đổ | ĐDCS |
BẢNG KIỂM QUY TRÌNH GHI ĐIỆN TÂM ĐỒ
TT | NỘI DUNG | ĐÁNH GIÁ | ||||
Hệ số | Thang điểm | Tổng | ||||
0 | 1 | 2 | ||||
1. 1 | Xem HSBA và chuẩn bị người bệnh (*) | |||||
2. 2 | Chuẩn bị Điều dưỡng | |||||
3. 1 | Chuẩn bị người bệnh | |||||
4. 2 | Chuẩn bị dụng cụ, phương tiên | |||||
5. 3 | Mang phương tiện đến bên giường bệnh | |||||
6. 4 | Thực hiện đúng quy trình ghi điện tâm đồ | |||||
7. 5 | Giúp người bệnh nằm tư thế thích hợp | |||||
8. 7 | Thu dọn dụng cụ, rửa tay và ghi HSBA |
NGƯỜI ĐÁNH GIÁ
– Cách chấm điểm:
+ Không làm: 0 điểm
+ Có làm nhưng không đầy đủ: 1 điểm
+ Làm đúng đầy đủ: 2 điểm
+ Bước * không thực hiện: Cả quy trình không đạt.
+ Tổng các bước đạt 75% : Là đạt
Một số bài viết khác:
QUY TRÌNH KỸ THUẬT TRUYỀN MÁU
QUY TRÌNH KỸ THUẬT TRUYỀN DỊCH TĨNH MẠCH
QUY TRÌNH KỸ THUẬT TIÊM TĨNH MẠCH
QUY TRÌNH KỸ THUẬT TIÊM DƯỚI DA
QUY TRÌNH KỸ THUẬT TIÊM BẮP
QUY TRÌNH KỸ THUẬT CHĂM SÓC RĂNG MIỆNG ĐẶC BIỆT