I. MỤC ĐÍCH
- Hồi phục lại khối lượng tuần hoàn khi người bệnh bị mất nước, mất máu( xuất huyết, bỏng, tiêu chảy, mất nước….)
- Giải độc, lợi tiểu.
- Nuôi dưỡng người bệnh (khi người bệnh không ăn uống được)
- Đưa thuốc vào để điều trị người bệnh.
II. PHẠM VI ÁP DỤNG
- Xuất huyết, tiêu chảy mất nước, bỏng, trước mổ, sau mổ.
- Theo chỉ định điều trị;
- Nuôi dưỡng người bệnh( khi người bệnh không ăn uống được như hôn mê, tổn thương thực quản….)
III. TÀI LIỆU VIỆN DẪN
“Hướng dẫn quy trình chăm sóc người bệnh tập II” NXB Y học, Ban hành theo Quyết định Số: 1108/2004/QĐ-BYT của Bộ trưởng Bộ Y tế ngày 29 tháng 3 năm 2004.
Quyết định 3671/QĐ-BYT ngày 27 tháng 9 năm 2012 của Bộ Y tế về “Hướng dẫn tiêm an toàn trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh”.
IV. THUẬT NGỮ/VIẾT TẮT
4.1. Định nghĩa: Truyền dịch tĩnh mạch là đưa vào cơ thể người bệnh một khối lượng dung dịch và thuốc bằng đường tĩnh mạch.
4.2. Viết tắt:
- NB: Người bệnh
- ĐDCS: Điều dưỡng chăm sóc
- SK: Sát khuẩn
V. NỘI DUNG
TT | Diễn giải | Trách nhiệm |
Bước 1 | Chuẩn bị điều dưỡng – Rửa tay thường quy, hoặc sát khuẩn tay nhanh, đội mũ, đeo khẩu trang. -Mang dụng cụ đến giường bệnh | ĐDCS |
Bước 2 | Chuẩn bị người bệnh -Thông báo, giải thích, cho NB biết công việc sẽ tiến hành. – Cho người bệnh đi đại tiện, tiểu tiện trước khi truyền dịch. – Đo dấu hiêu sinh tồn. – Đặt người bệnh ở tư thế thích hợp. | ĐDCS |
Bước 3 | Chuẩn bị dụng cụ a. Dụng cụ vô khuẩn – Dịch truyền theo y lệnh – Thuốc( nếu có) – Khay vô khuẩn – Kìm Kocher – Bơm 5ml, 10ml vô khuẩn – Gạc miếng vô khuẩn – Bộ dây truyền – Bát kền (đuổi không khí) – Hộp đựng bông cồn vô khuẩn – Cồn 70 độ, cồn iod 1% b. Dụng cụ khác: – Cọc truyền – Khay quả đậu; – Kéo, băng dính, băng cuộn – Gối kê tay có bọc nylon, dây cao su, nẹp gối. – Phiếu truyền dịch – Hộp chống sốc – Máy đo huyết áp, nhiệt kế… – Hộp đựng vật sắc nhọn, xô đựng rác thải y tế, xô đựng rác thải sinh hoạt; | ĐDCS |
Bước 4 | Các bước tiến hành – Thực hiện 5 đúng: đúng người bệnh, đúng thuốc, đúng liều, đúng đường dùng, đúng thời gian. – Giải thích cho người bệnh, thông báo thuốc truyền, động viên người bệnh. – Kiểm tra dịch truyền, đặt quang treo vào chai dịch, sát khuẩn nút chai, pha thuốc( nếu cần). – Cắm dây truyền vào chai khóa lại, cắt băng dính. – Chọn tĩnh mạch, đặt gối kê tay dưới vùng truyền( động viên người bệnh). – Treo chai dịch, đuổi khí qua dây, khóa lại. – Đi găng, buộc dây garo trên vùng truyền 3-5cm; – Sát khuẩn vùng truyền từ trong ra ngoài 2 lần, sát khuẩn tay điều dưỡng. – Căng da, cầm kim ngửa mũi vát chếch 30 độ đưa kim vào tĩnh mạch, thấy máu trào ra, tháo dây garo. – Mở khóa cho dịch chảy, cố định kim và dây truyền, che kim bằng gạc vô khuẩn rồi cố dịnh . – Điều chỉnh tốc độ theo y lệnh, ghi phiếu theo dõi dịch truyền. – Theo dõi và phát hiện tai biến. – Thu dọn dụng cụ, tháo găng, rửa tay. – Truyền xong, còn 10ml rút kim, đặt bông cồn, dán băng( nếu cần); – Giúp người bệnh về tư thế thoải mái, hướng dẫn người bệnh những điều cần thiết. – Theo dõi và phát hiện kịp thời tai biến có thể xảy ra trong khi truyền dịch, báo cáo bác sĩ để xử trí kịp thời. | ĐDCS |
Bước 5 | – Đánh giá tình trạng bệnh nhân trong và sau khi truyền. – Thu dọn dụng cụ, rửa tay hoặc sát khuẩn tay nhanh; – Ghi ngày giờ, kết quả,theo dõi thông số sinh tồn 15 phút 1 lần trong 1 giờ đầu, sau 30 phút 1 lần đến khi hết truyền dịch. | ĐDCS |
BẢNG KIỂM QUY TRÌNH KỸ THUẬT TRUYỀN DỊCH TĨNH MẠCH
TT | NỘI DUNG | ĐÁNH GIÁ | ||||
Hệ số | Thang điểm | Tổng | ||||
0 | 1 | 2 | ||||
1 | Xem HSBA và chuẩn bị người bệnh (*) | |||||
2 | Điều dưỡng rửa tay thường quy, sát khuẩn tay nhanh | |||||
3 | Thực hiện 5 đúng – nhận định người bệnh – giải thích cho người bệnh việc sắp làm | |||||
4 | Chuẩn bị dụng cụ | |||||
5 | Cắt băng dính, kiểm tra dịch truyền, sát khuẩn nút chai, pha thuốc (nếu cần) | |||||
6 | Khóa dây truyền dịch, cắm dây truyền vào chai dịch | |||||
7 | Treo chai dịch lên cọc truyền, đuối khí cho dịch chảy 2/3 bầu đếm giọt và khóa lại | |||||
8 | Bộc lộ vùng truyền, chọn tĩnh mạch, đặt gối kê tay (nếu cần), dây garo dưới vùng truyền. | |||||
9 | Mang găng tay sạch * (Chỉ sử dụng găng khi có nguy có phơi nhiễm với máu và khi ra tay của người làm thủ thuật bị tổn thương) | |||||
10 | Buộc dây garo trên vùng truyền 10cm -15cm; | |||||
11 | Sát khuẩn vị trí truyền từ trong ra ngoài đường kính trên 10cm, sát khuẩn đến khi da sạch (tối thiểu 2 lần). | |||||
12 | Căng da, châm kim chếch 30 độ so với mặt da và đẩy kim vào tĩnh mạch thấy máu ở đốc kim, thaó dây garo | |||||
13 | Mở khóa truyền cho dịch chảy để thông kim | |||||
14 | Cố định đốc kim, che và cố định thân kim bằng gạc vô khuẩn hoặc băng dính trong, cố định dây truyền dịch bằng băng dính. | |||||
15 | Tháo găng và bỏ vào vật đựng chất thải lây nhiễm, vệ sinh tay. | |||||
16 | Rút gối kê tay và dây garo, cố định tay người bệnh (nếu cần). | |||||
17 | Điều chỉnh tốc độ dịch chảy theo y lệnh | |||||
18 | Hướng dẫn người bệnh và người nhà người bệnh những điều cần thiết, cho người bệnh nằm ở tư thế thích hợp. | |||||
19 | Thu dọn dụng cụ, rửa tay | |||||
20 | Ghi phiếu truyền dịch và phiếu chăm sóc |
NGƯỜI ĐÁNH GIÁ
– Cách chấm điểm:
+ Không làm: 0 điểm
+ Có làm nhưng không đầy đủ: 1 điểm
+ Làm đúng đầy đủ: 2 điểm
+ Bước * không thực hiện: Cả quy trình không đạt.
+ Tổng các bước đạt 75% : Là đạt
Một số bài viết khác:
QUY TRÌNH KỸ THUẬT TRUYỀN MÁU
QUY TRÌNH KỸ THUẬT TRUYỀN DỊCH TĨNH MẠCH
QUY TRÌNH KỸ THUẬT TIÊM TĨNH MẠCH
QUY TRÌNH KỸ THUẬT TIÊM DƯỚI DA
QUY TRÌNH KỸ THUẬT TIÊM BẮP
QUY TRÌNH KỸ THUẬT CHĂM SÓC RĂNG MIỆNG ĐẶC BIỆT