QUY TRÌNH KỸ THUẬT TRUYỀN MÁU

I. ĐẠI CƯƠNG

Máu toàn phần có đầy đủ các thành phần: Hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu và các thành phần của huyết tương. Từ máu toàn phần có thể sản xuất ra các chế phẩm máu: khối hồng cầu, khối tiểu cầu, huyết tương.

Truyền khối máu toàn phần: Tăng khối lượng tuần hoàn, bồi phụ lại lượng máu đã mất khi người bệnh bị mất máu cấp do chấn thương, phẫu thuật hoặc chảy máu ồ ạt.

Truyền khối hồng cầu: Tăng khả năng cung cấp oxy khi thiếu máu không hồi phục hoặc thiếu máu nặng mất bù, như trong bệnh: Thalasemia, suy tủy.

Truyền khối tiểu cầu và huyết tương: Tăng khả năng đông máu và cầm máu.

Truyền bạch cầu, gamma globulin, abumin: Tăng khả năng đề kháng và chống nhiễm khuẩn.

II. CHỈ ĐỊNH

Mất máu ảnh hưởng đến huyết động: Chảy máu nội tạng, chấn thương…

– Các tình trạng giảm tiểu cầu, giảm yếu tố đông máu gây chảy máu.

– Các bệnh về máu: Suy tủy, rối loạn tạo máu

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

Suy tim do tăng khối lượng tuần hoàn

IV. TÀI LIỆU VIỆN DẪN

“Hướng dẫn quy trình chăm sóc người bệnh tập II” NXB Y học, Ban hành theo Quyết định số 1108/2004/QĐ – BYT của Bộ trưởng Bộ Y tế ngày 29/03/2004.

V. THUẬT NGỮ/ VIẾT TẮT

5.1. Thuật ngữ: Không

5.2. Viết tắt

– BS: Bác sỹ

– DHST: Dấu hiệu sinh tồn

– ĐD: Điều dưỡng

– ĐDCS: Điều dưỡng chăm sóc

– NB: Người bệnh

– SK: Sát khuẩn

– TM: Tĩnh mạch

– VK: Vô khuẩn

VI. NỘI DUNG

TTDiễn giảiTrách nhiệm
Bước 1– Rửa tay thường qui

– Đội mũ, đeo khẩu trang

– Mang dụng cụ đến giường bệnh

ĐDCS
Bước 2– Giải thích để NB yên tâm, thông báo thời gian truyền máu

– Lấy DHST

– Kiểm tra NB có bị dị ứng hay có tiền sử phản ứng với máu không

– Hướng dẫn NB đi đại, tiểu tiện trước khi truyền.

ĐDCS
Bước 3– Túi máu, bộ dây truyền máu có bầu lọc

– Khay chữ nhật vô khuẩn, kẹp Kocher

– Bơm tiêm vô khuẩn (5 – 10 ml)

– Gạc miếng vô khuẩn, găng tay VK

– Cồn 70°, hộp đựng bông cồn

– Bát kền, khay quả đậu, kéo, băng dính

– Dụng cụ làm phản ứng chéo, huyết thanh mẫu

– Huyết áp, ống nghe, nhiệt kế

– Hộp thuốc cấp cứu

– Phiếu truyền máu

– Nẹp cố định, gối kê tay, dây ga rô…

ĐDCS
Bước 4– Kiểm tra túi máu: Tên người cho, hạn dùng, số hiệu, chất lượng, số lượng, nhóm máu. Kiểm tra NB: tên người nhận, nhóm máu, số lượng.

– Đi găng vô khuẩn

– Lấy 1 giọt máu ở túi máu, 1 giọt máu của NB vào lam kính, trộn 2 giọt vào nhau, chờ 5’, mời BS đọc kết quả.

– Lắc nhẹ túi máu, treo lên cọc truyền, cắm dây truyền vào túi máu, đuổi khí, khóa lại.

– Cắt băng dính, chọn TM, đặt gối kê tay dưới vùng truyền.

– Buộc dây ga rô trên vùng truyền 3 – 5 cm. Sát khuẩn vị trí truyền từ trong ra ngoài theo hình xoáy ốc 2 lần, ĐD sát khuẩn tay.

– Căng da, đâm kim có gắn dây truyền chếch 30° so với mặt da vào TM thấy máu trào ra, tháo ga rô, mở khóa cho máu chảy.

– Cố định kim và dây truyền, che kim bằng gạc VK, cố định vào nẹp (nếu cần).

– Làm phản ứng sinh vật: Cho chảy theo y lệnh được 4 ml, rồi cho chảy chậm lại 8 – 10 giọt/phút trong 5’, nếu không có triệu chứng bất thường gỡ cho chảy tiếp theo y lệnh 20 ml nữa và lại cho chảy chậm 8 – 10 giọt/phút trong 5’ không có triệu chứng bất thường mới cho chảy theo y lệnh.

– Giúp NB về tư thế thoải mái, theo dõi và phát hiện tai biến, dặn NB những điều cần thiết.

ĐDCS
Bước 5 Thu dọn dụng cụ, tháo găng, rửa tay, ghi phiếu truyền máu.ĐDCS

 

BẢNG KIỂM QUY TRÌNH  KỸ THUẬT TRUYỀN MÁU

TTNỘI DUNGĐÁNH GIÁ
Hệ sốThang điểmTổng
012
1.Điều dưỡng đội mũ, rửa tay, đeo khẩu trang; Giải thích và thông báo cho NB, động viên và giúp NB yên tâm     
2.Kiểm tra lại túi máu: Nhóm máu, tên người nhận, tên người cho, số túi máu, số lượng, chất lượng máu, màu sắc, ngày dự trữ     
3.Mang găng vô khuẩn     
4.Làm phản ứng chéo tại giường: Lấy 1 giọt máu ở túi máu và 1 giọt máu của NB vào lam kính, hòa tan 2 giọt máu vào nhau, chờ 5’ mời BS đọc kết quả.     
5.Cắm dây truyền vào tỳi máu, khúa lại, treo tỳi máu lờn cọc truyền; Đuổi khí qua dây, khoa lại, cắt băng dính     
6.Chọn TM, đặt gối kê tay dướivùng truyền     
7.Buộc dây garo trên vùng truyền từ 3 – 5 cm     
8.Sát khuẩn vùng truyền từ trong ra ngoài 2 lần, sát khuẩn  tay ĐD     
9.Căng da, cầm kim có gắn dây truyền ngửa mũi vát chếch 30° đưa kim vào TM thấy máu trào ra, tháo dây ga rô, mở khóa cho máu chảy     
10.Cố định kim và dây truyền, che kim bằng gạc vô khuẩn, cố định vào nẹp (nếu cần)     
11.Làm phản ứng sinh vật: Cho chảy theo y lệnh được 4 ml rồi cho chảy chậm lại từ 8-10 giọt/phút. Sau 5’ nếu không có triệu chứng gỡ cho chảy tốc độ theo y lệnh được 20 ml nữa cho chảy chậm lại 8-10 giọt/phỳt. Sau 5’ không có triệu chứng gì cho chảy tiếp theo y lệnh     
12.Theo dõi và phát hiện tai biến, hướng dẫn NB những điều cần thiết     
13.Thu dọn dụng cụ, tháo găng, rửa tay và ghi phiếu theo dõi truyền máu     

NGƯỜI ĐÁNH GIÁ

Cách chấm điểm:

+ Không làm: 0 điểm

+ Có làm nhưng không đầy đủ: 1 điểm

+ Làm đúng đầy đủ: 2 điểm

+ Bước * không thực hiện: Cả quy trình không đạt.

+ Tổng các bước đạt 75% : Là đạt

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *