I. MỤC ĐÍCH
– Để định hướng cho các khoa/phòng/trung tâm xây dựng nội dung giáo dục sức khỏe phù hợp với tính chất chuyên khoa, đặc trưng của các khoa;
– Giúp người quản lý có cái nhìn tổng quát về những quy trình cần thực hiện việc tư vấn giáo dục sức khỏe cho người bệnh tại khoa/phòng/trung tâm đang phụ trách;
– Cung cấp các bước trong quy trình cần đạt được để đem lại hiệu quả cao trong công tác tư vấn, giáo dục sức khỏe cho NB, NNNB;
II. PHẠM VI ÁP DỤNG
Áp dụng đối với toàn Trung tâm y tế huyện Tứ Kỳ.
III. TÀI LỆU THAM KHẢO
– Bộ Y Tế (2021), Thông tư số 31/2021/TT-BYT ngày 28/12/2021 về Quy định hoạt động điều dưỡng trong bệnh viện
– Bộ Y Tế (1997), Quyết định số 1895/1997/ QĐ-BYT ngày 19/9/1997 về việc ban hành quy chế bệnh viện.
– Bộ Y Tế (2013), Thông tư số 19/2013/TT-BYT ngày 12/7/2013 về việc Hướng dẫn thực hiện Quản lý chất lượng dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh tại Bệnh viện
– Bộ Y Tế (2016), Quyết định số 6858/QĐ-BYT ngày 18 tháng 11 năm 2016 về việc ban hành Bộ Tiêu chí chất lượng Bệnh viện Việt Nam.
IV. THUẬT NGỮ VÀ TỪ VIẾT TẮT
4.1. Thuật ngữ
– Truyền thông: Là quá trình trao đổi, chia sẻ thông tin, kiến thức , thái độ và tình cảm giữa người với nhau, với mục đích làm tăng kiến thức, làm thay đổi thái độ và hành vi của cá nhân, của nhóm người và của cộng đồng.
– Giáo dục sức khỏe (GDSK): Là quá trình tác động có mục đích, kế họach đến Người bệnh – Người nhà, giúp họ nâng cao sự hiểu biết để thay đổi thái độ, chấp nhận và duy trì thực hiện những hành vi lành mạnh, có lợi cho sức khỏe cá nhân và cộng đồng.
– Giáo dục sức khỏe cho nhóm: Là quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch đến một tập hợp gồm 2 – 3 hay nhiều người có cùng mối quan tâm chung về một hay nhiều vấn đề sức khoẻ nào đó, giúp họ nâng cao sự hiểu biết để thay đổi thái độ, chấp nhận và duy trì thực hiện những hành vi lành mạnh, có lợi cho sức khoẻ.
– Tư vấn giáo dục sức khỏe: Là một hình thức giáo dục, nhằm giúp cho NB, NNNB đi đến quyết định hành động để giải quyết vấn đề sức khoẻ của họ.
– Đánh giá: Là một phương pháp đo lường và xét đoán các kết quả GDSK đạt được, nhằm đưa ra các quyết định để cải tiến toàn bộ quá trình TV, GDSK.
– Đơn vị: Là khoa, phòng, Trung tâm trực thuộc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Giang.
4.2. Từ viết tắt
– BS: Bác sĩ
– ĐDT: Điều dưỡng trưởng
– ĐD: Điều dưỡng
– KHNV: Kế hoạch nghiệp vụ
– KTV: Kỹ thuật viên
– NB: Người bệnh
– NNNB: Người nhà người bệnh
– CNTT: Công nghệ thông tin
– TV – GDSK: Tư vấn – Giáo dục sức khỏe
– HĐNB: Hội đồng người bệnh
– CTHĐNB: Chủ tịch Hội đồng người bệnh
V. NỘI DUNG
5.1. Nguyên tắc chung
Nguyên tắc cơ bản trong lập kế hoạch TV – GDSK hàng năm tại các đơn vị
– Điều tra trước: Nhằm có được những số liệu chính xác, khoa học, làm cơ sở cho việc xác định đúng đắn các mục tiêu TV- GDSK. Dựa vào những số liệu, thống kê, báo cáo số lượng NB nhập đơn vị trong năm trước, tần suất trong từng tháng và nhu cầu theo từng chuyên khoa.
– Lồng ghép: Kế hoạch TV – GDSK được lồng ghép vào việc họp Hội đồng người bệnh tại Khoa nhằm nâng cao chất lượng phục vụ NB của đơn vị.
– Thống nhất trước với lãnh đạo của đơn vị: Giúp tạo điều kiện thực hiện, tranh thủ hướng ứng của mọi người.
– Phối hợp với các đơn vị khác:
+ Đơn vị: Chuẩn bị nội dung. ( Phụ lục 02 quy trình này );
+ Phòng ĐD: Hỗ trợ công tác tổ chức, cung cấp các tài liệu liên quan đến TV- GDSK, hiệu chỉnh nội dung;
+ Bộ phận CNTT: Hỗ trợ trong việc thiết kế và in ấn các brochure, backdrop (nếu cần), Hỗ trợ đưa các thông tin TV- GDSK theo chuyên khoa lên trang Website Bệnh viện.
+ Phòng truyền thông: Tham gia tư vấn, tổ chức, đánh giá chương trình tổ chức, thực hiện, xây dựng kế hoạch hoạt động và đưa ra những cải tiến chất lượng phù hợp với từng đơn vị.
Cơ sở xây dựng mục tiêu TV- GDSK
– Vấn đề sức khoẻ tại đơn vị là chuyên môn đặc thù, cần NB – NNNB hiểu và tham gia phối hợp trong việc quản lý sức khỏe cho Người bệnh;
– Quy định hành chính, mang tính chất đặc thù của bệnh viện, khoa, phòng, trung tâm mà NB cần tuân thủ để được an toàn trong khi điều trị nội trú;
– Chuẩn bị nguồn lực, nhân lực, phương tiện, kinh phí, thời gian và địa điểm;
– Nội dung TV – GDSK cụ thể, rõ ràng, ngắn gọn, dễ hiểu và được đo lường qua mức độ hiểu của NB – NNNB;
– Tổng kết, báo cáo kết quả đạt được theo kế hoạch đề ra và xây dựng kế hoạch cải tiến hàng năm, quý.
Lựa chọn chiến lược thích hợp:
– Chương trình TV – GDSK phải phù hợp với đối tượng giáo dục là nhóm hay cá nhân;
– Nội dung, công cụ, phương tiện phải sẵn sàng, phù hợp.
Nguyên tắc chuẩn bị nội dung:
– Đáp ứng đúng mục tiêu, lượng thông tin cần và đủ, dễ hiểu.
– Nêu ra được những vấn đề cần phải giáo dục: Vấn đề phải biết, cần biết và nên biết:
+ Vấn đề TV- GDSK phải biết: Là những thông tin, cốt lõi trọng tâm có ảnh hưởng trực tiếp đến bệnh tật của họ và mỗi NB – NNNB cần phối hợp, thực hiện và tuân thủ.
+ Vấn đề GDSK cần biết (thông tin hỗ trợ): Giúp cho NB – NNNB hiểu biết nhiều hơn về vấn đề sức khỏe của họ để giúp họ phối hợp chăm sóc tốt hơn ngay cả ở bệnh viện hoặc khi xuất viện;
+ Vấn đề GDSK nên biết: Giúp cho NB – NNNB nắm vững mấu chốt của vấn đề để họ có thể hiểu hơn về vấn đề sức khỏe của họ.
– Phù hợp với nhóm đối tượng, nhằm gây sự hứng thú cho người nghe.
– Thông tin cần chắc chắn đã được khẳng định, không cung cấp những thông tin còn đang nghiên cứu.
– Thông tin vấn đề phải đáng tin cậy, nguồn cung cấp thông tin phải rõ ràng.
– Dùng từ ngữ đơn giản, dễ hiểu, ngôn ngữ địa phương.
– Đưa ra những lời khuyên thiết thực với nhu cầu của NB – NNNB để họ có thể làm được.
– Thời lượng của một bài TV – GDSK trực tiếp không quá 20 phút.
Nguyên tắc khi thực hiện TV – GDSK cho NB, NNNB
– Trình bày những thông tin theo dàn bài đã chuẩn bị.
– Sử dụng từ ngữ địa phương dễ hiểu, mạch lạc, tránh sử dụng các từ ngữ chuyên ngành.
– Sử dụng các phương tiện hỗ trợ: tranh ảnh, máy chiếu, video, tờ rơi…
– Tạo không khí tham gia, trao đổi hai chiều: Sử dụng câu hỏi để NB – NNNB tham gia trả lời.
– Nhấn mạnh những vấn đề quan trọng.
– Cần phân tích những nội dung đang TV – GDSK, những gì họ đã biết và đã làm từ trước đến nay.
– Cần chuẩn bị một số câu hỏi trọng tâm liên quan đến chủ đề thảo luận.
– Địa điểm tổ chức: Chỗ ngồi thoải mái, tạo sự thân mật, tránh ồn ào.
– Thời gian tổ chức: Trong vòng 01 giờ
– Thư ký của chương trình: Ghi chép những thông tin thảo luận, ý kiến đóng góp của NB – NNNB, những thiếu xót trong quá trình tổ chức…
BẢNG KIỂM THỰC HIỆN
QUY TRÌNH TƯ VẤN – GDSK CHO NB, NNNB
Đối tượng tham dự:…………………………..Khoa:………………….……Số lượng:……….
Người trình bày: …………………………………..Chức vụ:………………..Trình độ:………………
Chủ đề:……………………………………………………………………………………………………………
Thời gian thực hiện:…………………………………………………………………………………………..
Địa điểm: …………………………………………………………………………………………………………
STT |
Nội dung | Chưa thực hiện | Có thực hiện |
Ghi chú | |||||||
Chưa đạt | Đạt | Tốt | |||||||||
Chuẩn bị trước khi thực hiện | |||||||||||
1 | Sắp xếp chỗ ngồi hợp lý | ||||||||||
2 | Mời NB/NNNB tham dự đầy đủ | ||||||||||
3 | Người thực hiện TV – GDSK chuẩn bị nội dung, trang phục lịch sự | ||||||||||
4 | Tài liệu Tư vấn – GDSK: Sách, hình ảnh, pano áp phích, video, tờ rơi…. | ||||||||||
Thực hiện TV – GDSK | |||||||||||
5 | Chào hỏi, làm quen giới thiệu về mình, tạo không khí buổi nói chuyện cởi mở, thân thiện. | ||||||||||
6 | Giới thiệu chủ đề nói chuyện, tạo sự chú ý của người nghe | ||||||||||
7 | Nêu rõ mục tiêu của buổi TV – GDSK | ||||||||||
8 | Nói đủ to để mọi người nghe rõ | ||||||||||
9 | Trình bày nội dung chính thích hợp với chủ đề | ||||||||||
10 | Quan sát bao quát được đối tượng nghe | ||||||||||
11 | Sử dụng ngôn ngữ đơn giản, dễ hiểu | |||||
12 | Nêu ví dụ minh hoạ cho người nghe dễ hiểu | |||||
13 | Kết hợp sử dụng ngôn ngữ không lời | |||||
14 | Tạo điều kiện để người nghe đặt câu hỏi | |||||
15 | Giúp NB/NNNB liên hệ với hoàn cảnh thực tế của bản thân | |||||
16 | Trả lời các câu hỏi của người nghe ngắn gọn, đủ ý | |||||
17 | Tóm tắt nội dung mấu chốt từng phần trình bày | |||||
18 | Tạo cơ hội cho người nghe thực hành lại nếu có nội dung thực hành | |||||
Kết thúc buổi tư vấn | ||||||
19 | Tóm tắt toàn bộ chủ đề thảo luận | |||||
20 | Nhấn mạnh những điểm cần nhớ, cần làm | |||||
21 | Cảm ơn người nghe và người tổ chức | |||||
22 | Tạo điều kiện tiếp tục hỗ trợ đối tượng |
DANH MỤC CÁC BỆNH, VẤN ĐỀ SỨC KHỎE THƯỜNG GẶP VÀ
KẾ HOẠCH XÂY DỰNG, CẬP NHẬT TÀI LIỆU TRUYỀN THÔNG
Danh mục các bệnh, vấn đề sức khỏe thường gặp đã có tài liệu truyền thông , GDSK:
Truyền thông, Giáo dục sức khỏe cho người bệnh và người nhà về các bệnh hoặc vấn đề sức khỏe thường gặp tại khoa giao cho Điều dưỡng trưởng các khoa phụ trách, (ĐDT khoa tổ chức các buổi truyền thông tại khoa lồng ghép với Sinh hoạt Hội đồng người bệnh cấp khoa) và triển khai tới các điều dưỡng phụ trách buồng bệnh trên cơ sở nội dung truyền thông, GDSK phòng Điều dưỡng đã biên soạn gửi từng khoa.
Nội dung các tài liệu giáo dục sức khỏe kèm theo gồm:
+ Giáo dục sức khỏe cho bệnh nhân sỏi thận
+ Giáo dục sức khỏe về sơ cứu gãy xương
+ Giáo dục sức khỏe về sơ cứu bỏng
+ Giáo dục sức khỏe về viêm ruột thừa.
+ Giáo dục sức khỏe về chăm sóc sản phụ sau mổ đẻ.
+ Giáo dục sức khỏe sức khỏe chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh
+ Giáo dục sức khỏe về lợi ích của sữa mẹ, cho con bú đúng cách
+ Giáo dục sức khỏe về kế họach hóa gia đình.
+ Giáo dục sức khỏe cho bệnh nhân đái tháo đường.
+ Giáo dục sức khỏe cho bệnh nhân tăng huyết áp.
+ Giáo dục sức khỏe cho bệnh nhân COPD.
+ Giáo dục sức khỏe cho bệnh nhân hen phế quản.
+ Giáo dục sức khỏe cho bệnh nhân suy tim.
+ Giáo dục sức khỏe cho bệnh nhân tiêu chảy cấp.
+ Giáo dục sức khỏe cho bệnh nhân viêm phổi.
+ Giáo dục sức khỏe cho bệnh nhân tay chân miệng.
+ Giáo dục sức khỏe cho bệnh nhân quai bị.
+ Giáo dục sức khỏe cho bệnh nhân sốt virus, xử trí sốt cao co giật ở trẻ em.
+ Giáo dục sức khỏe cho bệnh nhân về chăm sóc răng miệng đúng cách.
+ Giáo dục sức khỏe về chăm sóc tai mũi họng, xử trí khi có dị vật trong tai mũi họng.
+ Giáo dục sức khỏe về xử trí khi có bụi hoặc dị vật vào mắt.
Kế hoạch xây dựng nội dung truyền thông, GDSKcho các bệnh và vấn đề sức khỏe chưa có tài liệu tiếp theo:
– Trung tâm yêu cầu các khoa lâm sàng xây dựng bổ sung nội dung các bệnh và vấn đề sức khỏe còn thiếu để truyền thông, GDSK theo đặc thù của từng chuyên khoa.
– Nội dung phải cập nhật sát thực tế, theo phác đồ điều trị, phù hợp với tập quán của người dân huyện Tứ Kỳ.
– Cụ thể các khoa như sau:
Khoa HSCC
– Giáo dục sức khỏe cho bệnh nhân Xơ gan.
– Giáo dục sức khỏe cho bệnh nhân ung thư.
Khoa Nội
– Giáo dục sức khỏe cho người bệnh Gout
– Giáo dục sức khỏe cho người bệnh viêm khớp dạng thấp
Khoa Truyền nhiễm
– Giáo dục sức khỏe cho bệnh nhân Sốt xuất huyết.
– Giáo dục sức khỏe cho bệnh nhân viêm đường hô hấp cấp
Khoa Khám bệnh
– Giáo dục sức khỏe cho người bệnh tiểu đường
– Giáo dục sức khỏe cho người bệnh tăng huyết áp.
Khoa CSSKSS
– Giáo dục sức khỏe cho phụ nữ mang thai
– Giáo dục sức khỏe cho bà mẹ sau sinh.
Một số bài viết khác:
QUY TRÌNH KỸ THUẬT TRUYỀN MÁU
QUY TRÌNH KỸ THUẬT TRUYỀN DỊCH TĨNH MẠCH
QUY TRÌNH KỸ THUẬT TIÊM TĨNH MẠCH
QUY TRÌNH KỸ THUẬT TIÊM DƯỚI DA
QUY TRÌNH KỸ THUẬT TIÊM BẮP
QUY TRÌNH KỸ THUẬT CHĂM SÓC RĂNG MIỆNG ĐẶC BIỆT