VIÊM LỘ TUYẾN CỔ TỬ CUNG

I. ĐẠI CƯƠNG

Viêm lộ tuyến cổ tử cung là bệnh lý phụ khoa thường gặp ở chị em phụ nữ, đặc biệt là những chị em đang trong độ tuổi sinh sản. Bệnh không chỉ khiến cho bệnh nhân gặp phải những rắc rối, phiền toái trong sinh hoạt hàng ngày mà đây còn là mối nguy hại lớn về sức khỏe và khả năng sinh sản của bệnh nhân

II. NGUYÊN NHÂN

– Do việc vệ sinh vùng kín không sạch sẽ, đúng cách đặc biệt là trước và sau khi quan hệ tình dục, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập và gây bệnh viêm nhiễm.

– Do thay đổi môi trường trong âm đạo khiến cho vi khuẩn, tạp khuẩn, nấm dễ dàng tấn công vào cổ tử cung gây nên viêm lộ tuyến cổ tử cung.

– Tổn thương đến niêm mạc cổ tử cung do nạo hút thai nhiều lần, sảy thai…

– Quan hệ tình dục không an toàn, quan hệ mạnh bạo gây tổn thương đến cổ tử cung… đây là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn gây bệnh.

III. CHẨN ĐOÁN

3.1. Lâm sàng

– Ra khí hư âm đạo màu trắng, vàng hoặc xanh tùy nguyên nhân gây viêm.

– Ra máu bất thường nhất là sau quan hệ tình dục.

– Khám bằng mỏ vịt thấy cổ tử cung viêm đỏ, phù nề, lộ tuyến đụng vào dễ chảy máu.

3.2. Cận lâm sàng

* CLS để chẩn đoán:

– Xét nghiệm vi nấm soi tươi và vi khuẩn nhuộm soi tìm nguyên nhân gây viêm.

– Test Chlamydia tìm chlamydia.

– Soi cổ tử cung: Đánh giá mức độ viêm lộ tuyến và tìm các tổn thương nghi ngờ.

– Xét nghiệm PAP phát hiện ung thư cổ tử cung.

* CLS để điều trị:

– Tổng phân tích máu ngoại vi bằng phương pháp laser.

– Tổng phân tích nước tiểu 10 thông số.

– Tế bào âm đạo cổ tử cung.

IV. ĐIỀU TRỊ

– Nếu đang trong giai đoạn viêm thì phải điều trị hết viêm:

+ Kháng sinh theo nguyên nhân:

Do lậu: Ceftriaxone 125mg liều duy nhất hoặc ciprofloxacin 500mg liều duy nhất.

Do chlamydia: Doxycyclin hoặc tetracyclin hoặc azithromycin.

Do tạp khuẩn: Metronidazol (chú ý điều trị cả 2 vợ chồng hoặc bạn tình).

– Sau khi điều trị hết viêm thì sẽ điều trị lộ tuyến cổ tử cung bằng phương pháp

đốt điện hoặc khoét chóp cổ tử cung tùy mức độ tổn thương.

V. TIÊU CHUẨN NHẬP VIỆN

– Điều trị ngoại trú không đỡ

– Sốt hoặc có biến chứng

VI. TIÊN LƯỢNG VÀ BIẾN CHỨNG

– Tiên lượng: Đa phần là tốt, một số các trường hợp điều trị không tốt có thể tiến triển thành mạn tính

– Biến chứng: Ung thư cổ tử cung, vô sinh, viêm nhiễm vùng chậu, nhiễm khuẩn huyết…

VII. PHÒNG BỆNH

– Điều trị tốt viêm nhiễm cổ tử cung âm đạo

– Giữ vệ sinh sạch sẽ

VIII. TÀI LIỆU THAM KHẢO

Phác đồ điều trị bệnh viện Từ Dũ 2019.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *