BỆNH THỦY ĐẬU

I. ĐẠI CƯƠNG

– Bệnh thủy đậu (Chickenpox) là bệnh truyền nhiễm lây qua đường hô hấp do virus Varicella Zoster (VZV) gây nên. Biểu hiện lâm sàng là sốt, phát ban dạng nốt phỏng ở da và niêm mạc.

– Dịch tễ học

– Tác nhân gây bệnh là virus Varicella Zoster.

Trên lâm sàng virus gây nên bệnh thủy đậu (tiên phát) và zona (thứ phát).

– Người là ổ chứa bệnh duy nhất.

II. NGUYÊN NHÂN

Do virus herpes zoster gây ra

III. CHẨN ĐOÁN

3.1. Chẩn đoán xác định

Dựa vào dịch tễ, lâm sàng, xét nghiệm.

* Dịch tễ học

Có tiếp xúc với bệnh nhân bị thủy đậu.

* Lâm sàng

  • Lâm sàng điển hình:

– Thời kỳ nung bệnh: từ 10 – 21 ngày, trung bình 14 ngày, không triệu chứng.

– Thời kỳ khởi phát:

+ Sốt nhẹ 37-38°C, đôi khi sốt cao 39-40°C. Nhức mỏi toàn thân, ăn uống kém.

+ Nổi nốt phỏng: thoạt đầu là những nốt nhỏ màu hồng, sau đó nổi gồ trên da, ngứa, trong vòng 24 giờ trở thành nốt màu hồng có phỏng nước trong, rất nông, xung quanh nốt phỏng có đường viền da mảnh, màu đỏ. Sau 48 giờ nốt phỏng khô lại: chất dịch bên trong nốt phỏng trở nên có màu đục, vùng trung tâm nốt phỏng thu nhỏ lại và khô, sờ vào nốt phỏng vẫn mềm (khác với đậu mùa sờ vào nốt phỏng thấy cứng).

Vị trí nốt phỏng: rải rác khắp nơi, hay gặp nhất là ở mặt, ngực, trên da đầu và chân tóc luôn có. Đôi khi nốt phỏng mọc ở niêm mạc khoang miệng.

Sau khoảng 4 ngày, vẩy vàng xuất hiện, khoảng ngày thứ 10 trở đi bắt đầu bong vảy, thường không để lại sẹo.

+ Có thể sưng hạch ngoại vi.

  • Thủy đậu ở các cơ địa đặc biệt:

+ Thủy đậu ở người suy giảm miễn dịch

+ Thủy đậu ở phụ nữ có thai

* Cận lâm sàng

– CTM

– SHM: ure, cre, glu, GOT, GPT, CRP

– Nước tiểu

3.2. Chẩn đoán phân biệt

– Hội chứng chân tay miệng

– Chứng ngứa sẩn

IV. ĐIỀU TRỊ

4.1. Nguyên tắc điều trị

– Điều trị triệu chứng

– Nâng cao thể trạng

– Chống bội nhiễm

– Cách ly

4.2. Điều trị cụ thể

– Cách ly trẻ cho đến khi khỏi bệnh.

– Dùng thuốc kháng histamin chống ngứa.

– Điều trị kháng virus: Acyclovir

Liều lượng: tổng liều 4g/ngày chia 5 lần/ngày trong vòng 5 -7 ngày. Trẻ nhỏ dưới 12 tuổi: 20mg/kg x 6 giờ/lần. Ở người bị suy giảm miễn dịch hoặc có biến chứng thường dùng đường tiêm tĩnh mạch 10-12,5mg/kg x 8 giờ/lần trong 7 ngày.

– Trong trường hợp có biến chứng:

Điều trị kháng sinh theo phác đồ

V. TIÊN LƯỢNG VÀ BIẾN CHỨNG

5.1. Tiên lượng

Tốt: Hầu hệt bệnh nhân khỏi trong sau 7 ngày từ khi phát bệnh không để lại biến chứng

– Xấu: 1 số bệnh nhân để lại Viêm da nhiễm trùng dẫn đến nhiễm trùng huyết, Viêm não do virus

5.2. Biến chứng

– Viêm da bội nhiễm:

– Biến chứng thần kinh:

– Viêm phổi

– Các biến chứng khác

VI. PHÒNG BỆNH

6.1. Phòng bệnh không đặc hiệu

– Phát hiện bệnh sớm để cách ly

– Tránh tiếp xúc với bệnh nhân.

6.2. Phòng bệnh đặc hiệu

Vaccine chống thuỷ đậu (vacxin sống giảm độc lực) có hiệu quả bảo vệ cao và lâu dài, giúp cơ thể tạo kháng thể chống lại virus thủy đậu.

– Trẻ em từ 12 tháng tuổi đến 12 tuổi: tiêm 2 mũi, mũi 2 cách mũi 1 ít nhất 3 tháng.

– Trẻ em trên 13 tuổi và người lớn: tiêm 2 mũi, mũi 2 cách mũi 1 ít nhất 4 tuần.

 VII. TIÊU CHUẨN NHẬP VIỆN

– Bệnh nhân sốt cao, kéo dài dùng thuốc hạ sốt không đỡ.

– Bệnh nhân có bệnh lý nền, suy giảm miễn dịch, phụ nữ có thai.

– Bệnh nhân không uống thuốc được, hoặc quá lo lắng, tâm lý không ổn định.

– Thủy đậu có biến chứng

VIII.TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. “Bài giảng Bệnh truyền nhiễm đại học Y Hà Nội” 2019, trang 328-333

Một số bài viết khác:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *