I. ĐẠI CƯƠNG
Quai bị là bệnh viêm tuyến nước bọt mang tai thường gặp ở trẻ em và thanh thiếu niên do virus gây ra, bệnh có thể lây truyền trực tiếp qua trung gian nước bọt và có tính chất dịch tễ.
II. NGUYÊN NHÂN
Bệnh do virus thuộc nhóm Paramyxovirus gây ra.
III. CHẨN ĐOÁN
3.1. Chẩn đoán xác định
3.1.1. Lâm sàng
a, Thời kỳ ủ bệnh
Giai đoạn đầu không có triệu chứng lâm sàng và có thể kéo dài từ 2-3 tuần, sau đó
xuất hiện một số triệu chứng dưới đây:
– Có thể sốt.
– Khô miệng.
– Đau vùng mang tai, đau rõ nhất ở 3 điểm là trước nắp tai, mỏm xương chũm và góc
hàm.
b, Thời kỳ toàn phát
– Sưng đau tuyến mang tai với các đặc điểm:
+ Lúc đầu sưng 1 bên, sau lan ra 2 bên.
+ Mới đầu khối sưng nhỏ, làm mất rãnh sau góc hàm, đẩy dái tai ra trước, sau to dần và lan ra cả vùng dưới hàm.
– Sờ vùng mang tai thấy cảm giác căng dạng “mật độ keo”, hơi nóng, hơi đau.
– Há miệng có thể hạn chế.
– Niêm mạc miệng khô, đỏ, giảm tiết nước bọt.
– Lỗ ống Stenon nề, đỏ, đôi khi có những vết nhỏ viêm bầm tím xung quanh và không
có mủ nếu không có bội nhiễm.
3.1.2. Cận lâm sàng
– Xét nghiệm công thức máu
– SHM: amylase, CRP
– Siêu âm: tuyến nước bọt, tinh hoàn, buồng trứng.
3.2. Chẩn đoán phân biệt
– Viêm tuyến nước bọt do vi khuẩn
– Viêm lợi
IV. ĐIỀU TRỊ
4.1. Nguyên tắc điều trị
– Nâng cao thể trạng.
– Chống bội nhiễm.
– Nghỉ ngơi, hạn chế vận động.
4.2. Điều trị cụ thể
– Thuốc an thần.
– Hạ sốt.
– Vệ sinh răng miệng.
– Nghỉ ngơi, nâng cao thể trạng.
V. TIÊN LƯỢNG VÀ BIẾN CHỨNG
5.1. Tiên lượng
Bệnh tiến triển khoảng 8-10 ngày và tự khỏi.
5.2. Biến chứng
– Viêm tinh hoàn: là biến chứng hay gặp.
– Viêm buồng trứng: hiếm gặp.
VI. PHÒNG BỆNH
– Tiêm vacxin phòng quai bị cho trẻ em.
– Cách ly người bệnh, ngăn ngừa lây nhiễm ra cộng đồng.
VII. TIÊU CHUẨN NHẬP VIỆN
– Bệnh nhân không uống được thuốc
– Có biến chứng
VIII. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Quyết định số 3108/QĐ-BYT ngày 28/7/2015 của bộ y tế
Một số bài viết khác:
QUAI BỊ
HỘI CHỨNG LỴ
BỆNH LAO
CÚM
COVID – 19
BỆNH THỦY ĐẬU