I. ĐẠI CƯƠNG
Táo bón có thể xảy ra cấp tính trong vài ngày hoặc táo bón mạn tính kéo dài vài tuần, vài tháng, tái phát nhiều đợt.
Táo bón là sự giảm tần suất phân bình thường, kèm theo khó và đau khi bài xuất phân do rắn hoặc quá to.
II. NGUYÊN NHÂN
+ Phình to đại tràng (bệnh Hirschsprung)
+ Bệnh giả tắc ruột mạn tính
+ Hẹp đại tràng
+ Hẹp trực tràng hậu môn bẩm sinh, trực tràng đổ ra trước
+ Sẹo dính các dị tật hậu môn trực tràng
+ Tổn thương vùng cùng cụt
+ Thoát vị màng não tủy – chèn ép tủy
+ Bệnh não bẩm sinh, bại não
+ Bệnh cơ vân
+ Suy giáp trạng bẩm sinh
+ Giảm K+ máu, tăng Ca+ máu làm giảm co bóp cơ
+ Giảm trương lực thành bụng
+ Hấp thụ nước và điện giải ở ruột cuối
+ Động tác co bóp, đẩy tống phân ra
+ Chưa hoàn thiện cơ chế bài xuất phân
+ Yếu tố tâm lý – giáo dục
+ Yếu tố dinh dưỡng
+ Táo bón cơ năng liên quan đến dùng thuốc
+ Táo bón cơ năng ở trẻ sơ sinh
III. CHẨN ĐOÁN
3.1. Lâm sàng
* Tiêu chuẩn ROME III, khi có 2 trong số các dấu hiệu sau:
– ≤ 2 lần đi cầu trong 1 tuần
– Ít nhất 1 lần ỉa són trong tuần ở trẻ đã biết tự đi cầu
– Có tư thế nín nhịn đi cầu
– Tiền sử đau hay đi cầu khó khăn
– Khám thấy một khối phân rất lớn ứ trong trực tràng
– Tiền sử có lần đi phân rất lớn, làm nghẹt bồn cầu
Kéo dài ít nhất 1 tháng ở trẻ < 4 tuổi hoặc 2 tháng ở trẻ > 4 tuổi.
* Tư thế nín nhịn phân:
– Ngồi xổm
– Bắt chéo 2 mắt cá
– Gồng cứng người
– Đỏ mặt, đổ mồ hôi, khóc
– Bấu vào mẹ/vật dụng
– Trốn
3.2. Cận lâm sàng
– Xquang ổ bụng không chuẩn bị:
+ Xác định lượng phân còn lại trong đại tràng
+ Giúp đánh giá hiệu quả điều trị
+ Thấy quai ruột hơi giãn, có mức nước và hình ảnh nhiều cục phân. Chụp có cản quang để đánh giá chiều dài, rộng của đại tràng, trực tràng nhỏ hẹp như hình đuôi củ cải.
– Siêu âm tìm nguyên nhân
– Glucose, Ure, Creatinine, GOT, GPT
IV. ĐIỀU TRỊ
4.1. Nguyên tắc điều trị
– Hồi phục sự đi tiêu phân bình thường
– Không són phân
– Ngừa tái phát
Điều trị qua 4 bước:
– Giáo dục:
+ Sợ đi tiêu là yếu tố quan trọng => động viên trẻ
+ Són phân là không chủ ý => không la mắng trẻ
+ Tầm quan trọng của chất xơ và uống đủ nước
+ Vận động nhiều
– Sạch phân
– Điều trị duy trì: ngừa phân tích tụ trở lại
– Theo dõi
4.2. Điều trị cụ thể
4.2.1. Lactulose (Duphalac)
Trẻ dưới 1 tuổi: | dung dịch lactulose 50% uống 5-10ml ngày 1 lần |
Trẻ 1-6 tuổi: | dung dịch lactulose 50% uống 10-20ml ngày 1 lần |
Trẻ 7-14 tuổi: | dung dịch lactulose 50% uống 20-50 ml ngày 1 lần |
Người lớn: | dung dịch lactulose 50% uống 50ml ngày 1 lần |
Hiện ở nước ta thì Lactulose là biện pháp đầu tay liều dùng 1-3 ml/kg/ngày chia làm 2 lần ở trẻ em là tốt nhất.
4.2.2. Dầu paraphin
– Không dùng cho trẻ dưới 12 tháng tránh bị sặc
– Liều dùng 1-4 ml/kg/ngày chia 2 lần có thể tăng lên tối đa 12 ml/kg/ngày để lạnh hòa với tinh dầu cam để trẻ dễ uống.
4.2.3. Polyoxyethylen glycol 400 (Microlax bebe tube)
– Bơm thụt hậu môn 5-20 phút trước khi đại tiện 1 tube/ngày. Không nên dùng kéo dài gây cảm giác nóng rát, không dùng khi bị rò trực tràng cấp tính, viêm đại trực tràng xuất tiết.
– Trẻ nhỏ thụt ống 3,75 g/1 lần/ngày 5 đến 20 phút trước khi muốn đại tiện.
– Trẻ lớn thụt ống 6,25 g/1 lần/ngày 5 đến 20 phút trước khi muốn đại tiện.
– Không nên sử dụng kéo dài và liên tục vì sẽ gây rát bỏng hậu môn hoặc xung huyết niêm mạc trực tràng.
4.2.4. Bisacodyl
Chỉ dùng để điều trị táo bón cấp, dùng thời gian ngắn:
– Trẻ dưới 6 tuổi: 1 viên 5mg ngày 1 lần
– Trẻ trên 6 tuổi: 1 viên 10mg ngày 1 lần
Hoặc uống 5 – 10 mg/24 giờ chia 2 lần.
4.2.5. Sorbitol gói 5g
Người lớn uống 3 gói 1 ngày, trẻ em bằng ½ liều người lớn
– Gói 5g uống từ 0,5 gói đến 1,5 gói/24 giờ uống một lần vào buổi sáng trước khi ăn.
– Igol: gói 6 gam.
- Trẻ < 6 tuổi dùng ½ gói trong 1 ngày hòa với 60ml nước hoặc sữa để uống.
- Trẻ > 6 tuổi dùng 1 gói trong 1 ngày hòa với 125ml nước hoặc sữa để uống.
Hoặc dạng nước 70% có thể dùng 2ml/kg ngày một lần.
4.2.6. Các thuốc muối magie
Có tác dụng nhuận tràng tẩy, dùng kéo dài có thể gây ngộ độc magie.
Magie sulfat: 2-5g uống buổi sáng 1 lần/ngày.
4.2.7. Docusat natri
Siro 1 mg/ml, siro 20 mg/ml, viên uống 100mg.
5 – 10 mg/kg/24 giờ chia 2-3 lần
Tối đa trẻ lớn 200 mg/24 giờ
4.2.8. Macrogol 4000
Thuốc nhuận tràng mạnh chỉ dùng ở trẻ lớn (từ 8 tuổi) và người lớn.
Uống 1 đến 2 gói (10 – 20g) mỗi ngày, nên uống 1 lần vào buổi sáng
Không nên dùng quá ba tháng
4.2.9. Thụt nước ấm có pha glycerin hoặc dung dịch natriclorua 0,9%
– Trẻ < 1 tuổi 30 – 100ml.
– Trẻ > 1 tuổi 100 – 250ml.
* Điều trị nứt hậu môn nếu ỉa máu tươi từ đầu tới cuối bãi, có vết nứt hậu môn:
– Rửa sạch hậu môn sau khi đi ngoài
– Bôi dung dịch nitrat bạc hoặc xanh methylen ngày 2 lần.
– Sử dụng thuốc làm lành sẹo như mytosil, oxyplastin.
4.3. Theo dõi điều trị
Trong giai đoạn điều trị duy trì, không khuyến cáo bơm hậu môn. Sau khi trẻ đi ngoài thường xuyên (≥ 3 lần/tuần) thời gian điều trị duy trì tiếp tục kéo dài ít nhất 6 tháng sau đó giảm liều dần. Không ngưng thuốc đột ngột.
V. TIÊN LƯỢNG VÀ BIẾN CHỨNG
5.1. Tiên lượng
– 80% điều trị thành công trong 5 năm
– 30-50% tái phát
– 30% trẻ táo bón có ỉa đùn vẫn còn táo bón ở tuổi dậy thì
5.2.Biến chứng của táo bón
– Nứt hay rách hậu môn
– Són phân
– ỉa đùn
– Biếng ăn
– Suy dinh dưỡng
– Thiếu máu
– Chậm phát triển thể chất
– Rối loạn tâm lý
– Bệnh trĩ, sa trực tràng
– Viêm đại tràng do táo bón kéo dài
VI. PHÒNG BỆNH
– Cần có chế độ dinh dưỡng cân đối, phù hợp với lứa tuổi trẻ, đủ chất xơ, đủ lượng nước uống hàng ngày.
– Tư vấn cho các bà mẹ biết cách chăm sóc nuôi dưỡng trẻ cho từng lứa tuổi. Tập cho trẻ có thói quen đại tiện thường xuyên hàng ngày, cho trẻ vận động nhiều.
– Khi trẻ đi ỉa nên chạm chân vào mặt phẳng do đó phải điều chỉnh vị trí để chân của bồn cầu cho phù hợp với chiều cao trẻ và không hối thúc trẻ.
– Tập cho trẻ tập quán đại tiện hàng ngày vào giờ nhất định nên cho trẻ đi ngoài sau ăn sáng và sau ăn tối, tránh tình trạng nhịn ỉa ở trẻ khi đi học, ở vườn trẻ, trẻ mải chơi.
VII. TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh trẻ em, NXB y học năm 2015, trang 333-337.
- Sách giáo khoa nhi khoa, NXB y học năm 2016, trang 817 – 823.
- Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh thường gặp ở trẻ em, ban hành kèm theo quyết định số 3312/QĐ-BYT ngày 07/08/2015 của Bộ trưởng Bộ y tế, trang 330-335.
- Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số ở trẻ em, Bệnh viện Nhi trung ương năm 2018, trang 1044-1050.
Một số bài viết khác:
BÀI TUYÊN TRUYỀN VỀ PHÒNG CHỐNG HIV/AIDS
SUY HÔ HẤP CẤP
TĂNG THÂN NHIỆT Ở TRẺ EM
HẠ ĐƯỜNG HUYẾT Ở TRẺ SƠ SINH
TÁO BÓN Ở TRẺ EM
BỆNH CÒI XƯƠNG THIẾU VITAMIN D